Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Bệnh vảy nến không lây nhiễm
Nhiều người khi tiếp xúc với bệnh nhân vảy nến thường nghĩ là bệnh này lây. Tuy nhiên, đây không phải là một bệnh truyền nhiễm và các tổn thương da mà nó gây ra sẽ không lan sang người khác khi tiếp xúc qua da hay dùng chung đồ,… Vảy nến không lây nhiễm tuy nhiên các tổn thương vảy nến có thể lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh.
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí về tình trạng vẩy nến
[CTA:630331aef4432355e5ae5898]
2. Vảy nến không đơn thuần là một bệnh ngoài da
Các chuyên gia nhận định rằng, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do hệ miễn dịch rối loạn, suy yếu dẫn đến tình trạng tự miễn dịch. Các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể, thì chúng lại tấn công vào biểu bì da của chính cơ thể mình làm kích hoạt các phản ứng miễn dịch khác. Mặt khác, tế bào biểu bì da rất mỏng manh, do vậy dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, viêm đỏ, ngứa. Các phản ứng miễn dịch thường mang tính hệ thống, khó kiểm soát nên bệnh vảy nến thường dai dẳng, khó điều trị.
Lý giải về đặc tính bệnh vảy nến, BSCKII Nguyễn Thành có nhận định:
“Nếu không điều hòa, kìm sự tấn công của hệ miễn dịch thì triệu chứng bệnh sẽ tiếp diễn, phát triển dai dẳng, khó chữa. Đồng thời nếu không bảo vệ và tăng cường chức năng hệ miễn dịch thì bệnh dễ tái phát. Mỗi khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sẽ lại kích hoạt hệ miễn dịch làm tái diễn chuỗi phản ứng viêm và tăng sinh của tế bào khiến bệnh bùng phát trở lại.”
Liên hệ chuyên gia để được tư vấn miễn phí về tình trạng vẩy nến
3. Bệnh vảy nến không chữa dứt điểm được
Vảy nến là bệnh mạn tính, không chữa khỏi hoàn toàn được. Chúng ta không thể loại trừ được căn nguyên của bệnh - hệ miễn dịch rối loạn. Nhưng bạn có thể làm giảm các triệu chứng, và giữ bệnh ổn định tránh tái phát trở lại.
4. Vảy nến - Bệnh lành tính nhưng không “lành lặn”
Vảy nến là một bệnh 3 KHÔNG: không hết - không lây - không chết. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể tiến triển gây biến chứng như:
- Viêm khớp vảy nến: Có tới 30% người bệnh vảy nến có tổn thương ở khớp với những biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau, viêm cứng cột sống, viêm đa khớp (nhất là khớp liên đốt xa các ngón)... Các cơn kịch phát của khớp thường xảy ra cùng lúc. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương khớp không hồi phục.
- Trầm cảm: Theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia, 63% người bệnh vảy nến cho biết căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc của họ. Điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống, kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.
- Bệnh tim mạch: Tình trạng viêm mạn tính có thể ảnh hưởng đến các động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tránh biến chứng vảy nến xảy ra, nhận ngay tư vấn chuyên gia
[CTA:630331aef4432355e5ae5898]
5. Ăn một số thực phẩm có thể gây tái phát hay làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến
Trong chế độ ăn uống, người bệnh vảy nến không được dùng chất kích thích (rượu, bia), thực phẩm cay nóng. Và không được ăn nhiều thịt đỏ, đồ ngọt, chất béo. Những thực phẩm này làm tăng tình trạng viêm, khiến bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, tăng cường hoa quả, dinh dưỡng, những thực phẩm từ thực vật giúp chống oxy hóa, giảm căng thẳng, giảm viêm.
Nhận định của chuyên gia da liễu đầu ngành trong điều trị vẩy nến
“Theo nhận định của tôi vảy nến là bệnh viêm da mạn tính do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra ngứa, bong tróc và hình thành các tổn thương trên da. Hiện tại, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh do đó điều trị vảy nến cần giải quyết được hai vấn đề:
Thứ nhất là điều trị bên ngoài giúp giảm ngứa, bong lớp sừng dày, bạt vảy, tăng tái tạo tế bào da, làm mịn và cấp ẩm phục hồi vùng da tổn thương với kem bôi dược liệu Explaq.
Thứ hai là tác động bên trong vào nguyên nhân của bệnh, vai trò của miễn dịch giúp điều hòa ổn định miễn dịch, ngăn bệnh tái phát với viên uống thảo dược Kim Miễn Khang.
Hiện các thuốc tây y cho tác dụng rất kém hoặc nếu có tác dụng thì đều tiềm ẩn các biến chứng cho sức khỏe.