Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chuyên gia xin phép được giải đáp cụ thể như sau:
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn. Nguyên nhân của lupus ban đỏ nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do hệ miễn dịch bị rối loạn, suy yếu. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn lupus ban đỏ nhưng bệnh có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu. Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa tuổi thường gặp là từ 15 đến 50 và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân.
Lupus ban đỏ có 2 dạng là:
- Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa: Gây tổn thương ngoài da, thường ảnh hưởng đến các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc trưng là phát ban hình cánh bướm trên mặt.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là dạng nguy hiểm hơn. Ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể tấn công bất kỳ cơ quan nào như: Da, nội tạng, tóc, cơ, khớp và hệ thống tiêu hóa. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần, bao gồm: Nổi phát ban đỏ hình cánh bướm trên mặt, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, sốt không rõ nguyên nhân, đau khớp và đau cơ mạn tính, rụng tóc, ngón tay nhợt nhạt khi lạnh (hội chứng Raynaud), thiếu máu, sưng ở tay và chân, đau, tức ngực khi hít thở sâu, mệt mỏi kéo dài, lở loét niêm mạc miệng hoặc mũi,...
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
>>>XEM THÊM: Người mắc lupus ban đỏ sống được bao lâu?
Cơ chế gây bệnh lupus ban đỏ
Hiện nay, cơ chế gây bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch có liên quan mật thiết đến bệnh. Bình thường, vai trò của hệ miễn dịch là tạo hàng rào phòng thủ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ (vi khuẩn, virus...). Tuy nhiên, trong cơ thể người mắc lupus ban đỏ cũng như các bệnh lý có cơ chế tự miễn khác, hệ thống miễn dịch hoàn toàn mất đi khả năng phân biệt “lạ - quen”, tưởng nhầm chính mô của cơ thể cũng là “vật lạ” nên phản ứng tạo ra kháng thể chống lại các tế bào của hầu hết cơ quan.
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Di truyền: Người sống trong gia đình có tiền sử bị lupus ban đỏ thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.
Môi trường: Các tác nhân nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời cũng có thể gây bệnh lupus ban đỏ.
Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Ngoài ra, một số thuốc ảnh hưởng đến nội tiết như hydralazine, procainamide, isoniazid, sulfonamide, phenytoin, penicillamine có thể gây bệnh giống như lupus ban đỏ nên dễ chẩn đoán nhầm với lupus ban đỏ thực sự. Đồng thời, các thuốc tránh thai cũng đã được ghi nhận là có vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.
>>>XEM THÊM: Tại sao điều trị lupus ban đỏ cần tăng cường miễn dịch
Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?
Bạn Thanh Bình thân mến, không chỉ riêng bạn mà hộp thư của chúng tôi cũng được nhiều bạn tin tưởng gửi câu hỏi về với mong muốn giải đáp “bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?” Lupus ban đỏ, đặc biệt lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể gây tổn thương tới toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là một số biến chứng và ảnh hưởng của bệnh lên cơ thể người mắc:
Da và miệng
Phát ban trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm cả mặt, cổ tay và bàn tay là triệu chứng phổ biến của lupus ban đỏ.
Một số người bị lupus ban đỏ nhận thấy rằng, ngón tay của họ thay đổi màu sắc trong thời tiết lạnh, đầu tiên rất nhạt, sau đó là màu xanh, cuối cùng là màu đỏ. Đây được gọi là hiện tượng Raynaud và gây ra bởi sự thu hẹp (co thắt) của các mạch máu, làm giảm việc cung cấp máu cho ngón tay hoặc ngón chân.
Ảnh hưởng đến tóc
Rụng tóc là tình trạng phổ biến và có thể nghiêm trọng ở một số người bị lupus ban đỏ. Tuy nhiên, khi sự bùng phát được kiểm soát, tóc thường sẽ mọc trở lại.
Rụng tóc là tình trạng phổ biến ở người bị lupus ban đỏ
Ảnh hưởng đến khớp
Đau khớp là tình trạng phổ biến ở bệnh lupus ban đỏ, đặc biệt là tại các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Cơn đau có xu hướng di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Khoảng 1 trong 20 người bị lupus ban đỏ phát triển các vấn đề khớp nghiêm trọng. Một số người có tình trạng rối loạn khớp có thể bị biến dạng khớp.
Đau khớp là biến chứng phổ biến ở người bị lupus ban đỏ
Ảnh hưởng đến thận
Khoảng 1/3 người bị lupus ban đỏ bị viêm và suy thận. Viêm thận có thể được điều trị thành công ở hầu hết người mắc nếu xác định sớm bằng xét nghiệm nước tiểu, huyết áp và máu thường xuyên. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị lupus ban đỏ cũng có thể gây tác dụng phụ lên thận.
Máu và mạch máu
Lupus ban đỏ có thể gây ra huyết áp cao, góp phần vào sự phát triển của cholesterol cao. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu và giảm số lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu. Các vấn đề liên quan đến máu như thiếu máu có xu hướng phổ biến hơn ở trẻ em bị lupus ban đỏ.
Một số người bị lupus ban đỏ có nguy cơ cao hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Vấn đề này thường được gây ra bởi các kháng thể antiphospholipid. Một số kháng thể này cũng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai.
Não và hệ thần kinh
Có đến 1/3 số người bị lupus ban đỏ bị đau nửa đầu và cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm. Một số người bị chóng mặt, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn. Hiếm khi, lupus ban đỏ gây ra động kinh hoặc cảm giác hoang tưởng.
Lupus ban đỏ có thể gây suy giảm trí nhớ
Tim và phổi
Trong nhiều trường hợp, lupus ban đỏ ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Thường xuyên hơn, nó gây viêm ở các mô lót quanh tim (viêm màng ngoài tim) và phổi (viêm màng phổi), cả hai đều gây khó thở và đau nhói ở ngực.
Bệnh lupus ban đỏ cũng có thể gây hẹp các mạch máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim và đột quỵ. Vì vậy, bạn hãy theo dõi chặt chẽ, điều trị sớm các yếu tố như cholesterol cao và huyết áp cao.
Các cơ quan khác
Những người bị lupus ban đỏ có thể bị sưng hạch bạch huyết, ảnh hưởng ruột, tuyến tụy, gan, lách, gây đau bụng. Trong nhiều trường hợp, lupus ban đỏ ảnh hưởng đến mắt, gây đau mắt đỏ hoặc thay đổi thị lực.
Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận
Giải pháp điều trị lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Do vậy, Thanh Bình thân mến, bạn nên kiểm soát các triệu chứng thông qua thay đổi lối sống và dùng thuốc.
- Sử dụng thuốc: Thuốc điều trị lupus ban đỏ giúp giảm đau và sưng, điều chỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch, cân bằng nội tiết tố, giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp và nội tạng, quản lý huyết áp, giảm nguy cơ nhiễm trùng, kiểm soát cholesterol. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên người dùng cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm bệnh nặng thêm cũng như phòng ngừa được những tác hại do thuốc gây ra.
Thuốc điều trị giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng lupus ban đỏ
- Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:
+ Tập thể dục thường xuyên.
+ Bỏ thuốc lá.
+ Nghỉ ngơi.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
+ Kiểm soát cơn đau.
+ Quản lý sức khỏe tâm thần.
Những phương pháp trên chỉ giải quyết được mục tiêu trước mắt trong điều trị bệnh lupus ban đỏ là làm giảm các triệu chứng chứ chưa tác động vào nguyên nhân sâu xa là do sự suy yếu và rối loạn của hệ miễn dịch. Do đó chưa giải quyết được mục tiêu lâu dài, đó là giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng và tránh bệnh tái phát.
Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp tây y kéo dài còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh lupus ban đỏ. Nhận thấy những tác dụng không mong muốn của những phương pháp điều trị trên, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược trong uống - ngoài bôi có thành phần từ tự nhiên, tiêu biểu là bộ đôi viên nén Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq. Đây là bộ đôi sản phẩm đang đón nhận được niềm tin của rất nhiều người dùng, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang có thành phần chính cây sói rừng. Đây là thảo dược có tác dụng chống viêm, chống tự miễn rất hiệu quả, đã được ông cha ta sử dụng lâu đời để chữa các chứng bệnh như: Hoạt huyết giảm đau, giải độc,… và đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ. Đó là bởi vì cây sói rừng đã tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh (sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch).
Ngoài cây sói rừng, Kim Miễn Khang còn có sự kết hợp của các thảo dược quý khác như: Thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… mang lại tác dụng điều hòa miễn dịch, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh lupus ban đỏ hiệu quả
Kem bôi da dược liệu Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sói,... Sản phẩm giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị lupus ban đỏ. Bạn nên sử dụng Explaq 2 lần/ngày sau khi làm sạch da bằng nước sạch và khăn mềm.
Kem bôi da dược liệu Explaq giúp cải thiện lupus ban đỏ an toàn, hiệu quả
Bài viết đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Đừng quên áp dụng lối sống tích cực, lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq hàng ngày để lupus ban đỏ không còn là nỗi lo, bạn nhé!
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua lupus ban đỏ hiệu quả
Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.
Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến với chị khi tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)
Ý kiến của chuyên gia
Điều trị lupus ban đỏ bằng phương pháp đông y có hiệu quả không? Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt chia sẻ trong video dưới đây:
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ và đặt mua sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline (Zalo, Viber) 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước 18006107.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia da liễu
*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh