Bệnh vảy nến: Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến là gì? Được biết đây là 1 bệnh tự miễn, xin nói 1 cách đơn giản nhất - bệnh tự miễn là gì? Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến?
Trả lời:

Chào bạn!

Sinh bệnh học bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn. Nhưng đến nay đa số tác giả cho rằng, vảy nến là một bệnh có cơ chế tự miễn và có liên quan đến di truyền, nhiễm khuẩn, nội tiết, dị ứng,...

Bệnh tự miến là rối loạn hệ miễn dịch làm cho sự nhận biết “ta hay không phải ta” không bình thường và cơ thể tạo kháng thể chống lại ngay chính tế bào, tổ chức, cơ quan của bản thân mình và gây nên những bệnh cảnh lâm sàng tương ứng với tế bào, tổ chức cơ quan bị tổn thương.

Người ta chia ra 2 loại bệnh tự miễn dịch: Bệnh tự miễn dịch đặc hiệu cơ quan (bệnh có kháng thể đặc hiệu chống lại thành phần chính của bệnh, như bệnh bạch biến có kháng thể chống tế bào melanocyte…) và bệnh tự miễn dịch không đặc hiệu cơ quan (người mắc có tổn thương nhiều cơ quan tổ chức do tụ sinh ra nhiều kháng thể chống lại cơ quan tổ chức đó, như lupus ban đỏ hệ thống có nhiều kháng thể chống nhiều cơ quan, nên bệnh này gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng: Gan, thận, thần kinh, da,….).

Cơ chế sinh bệnh nổi bật nhất ở vẩy nến là sự tăng sản mạnh mẽ lớp thượng bì của da, hoạt động tổng hợp phân tử AND và phân chia nhân tế bào tăng gấp 8 lần so với bình thường, chu chuyển tế bào từ lớp đáy lên lớp sừng từ 23 - 30 ngày rút xuống còn 3 - 4 ngày,… Hậu quả của các quá trình trên dẫn đến dày sừng, rối loạn biệt hoá tế bào sừng, tạo nhiều vảy á sừng, bong vảy liên tục.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia da liễu




Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.