Chào bạn Thanh Tâm!
Chúng tôi rất thông cảm với nỗi lo lắng của bạn. Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người gửi về cho chúng tôi. Để giải đáp về câu hỏi: Bệnh lupus ban đỏ có lây không, mời bạn tìm hiểu một số thông tin sau đây.
Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ
Trước hết, mời bạn Thanh Tâm tìm hiểu về bệnh lupus và một số dấu hiệu nhận biết bệnh.
Lupus là một bệnh tự miễn, điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công các mô của cơ thể, gây viêm. Có hai loại lupus chính:
- Bệnh lupus thể thông thường (chỉ gây tổn thương da)
- Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) (gây tổn thương da và nội tạng)
Khoảng 9/10 người bệnh lupus là nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus là: Đau khớp, viêm da, mệt mỏi. Một số người bị lupus sẽ chỉ có những triệu chứng này, mặc dù chúng vẫn có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó, một số người khác lại phát triển các triệu chứng như: Sốt, giảm cân, sưng hạch bạch huyết,…
Sốt là dấu hiệu lupus ban đỏ phổ biến
Lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể và khi các cơ quan nội tạng như tim, phổi, não hoặc thận bị ảnh hưởng, nó có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Một số triệu chứng điển hình của lupus ở các cơ quan bao gồm:
- Da và miệng: Phát ban da có xu hướng phát triển trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm cả mặt, cổ tay và bàn tay. Phát ban hình con bướm trên má và sống mũi là đặc biệt phổ biến.
Một số người bị lupus ban đỏ nhận thấy rằng, ngón tay của họ thay đổi màu sắc trong thời tiết lạnh, đầu tiên rất nhạt, sau đó là màu xanh và cuối cùng là màu đỏ. Đây là hiện tượng Raynaud và được gây ra bởi sự thu hẹp (co thắt) của các mạch máu, làm giảm việc cung cấp máu cho ngón tay hoặc ngón chân.
- Tóc: Tình trạng rụng tóc là phổ biến và có thể nghiêm trọng ở một số người bị lupus, nhưng một khi sự bùng phát được kiểm soát, tóc thường sẽ mọc trở lại.
- Khớp: Đau khớp là tình trạng phổ biến ở bệnh lupus, đặc biệt là ở các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Cơn đau có xu hướng di chuyển từ khớp này sang khớp khác.
- Thận: Khoảng 1/3 người mắc lupus bị viêm thận và tổn thương thận đôi khi có thể xảy ra. Viêm thận thường được điều trị thành công ở hầu hết bệnh nhân nếu xác định sớm bằng xét nghiệm nước tiểu, huyết áp và xét nghiệm máu thường xuyên.
- Máu và mạch máu: Lupus có thể gây ra huyết áp cao, đặc biệt nếu thận có liên quan. Viên nén steroid được sử dụng để điều trị lupus có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt khi sử dụng ở liều cao. Lupus có thể góp phần vào sự phát triển của cholesterol cao. Do đó, người bị lupus cần được kiểm tra hàng năm bằng xét nghiệm máu và điều trị nếu cần thiết.
Người bị lupus cần được xét nghiệm máu hàng năm
Lupus cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu và giảm số lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu. Các vấn đề liên quan đến máu như thiếu máu có xu hướng phổ biến hơn ở trẻ em bị lupus.
Một số người bị lupus có nhiều nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Vấn đề này thường được gây ra bởi các kháng thể antiphospholipid. Một số tự kháng thể này cũng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai (hội chứng antiphospholipid).
- Não và hệ thần kinh: Có đến 1/3 số người mắc bệnh lupus có thể bị đau nửa đầu và gặp phải tình trạng lo lắng hoặc trầm cảm. Một số người bị chóng mặt, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn.
- Tim và phổi: Thỉnh thoảng, lupus ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Thường xuyên hơn, nó gây viêm ở các mô lót quanh tim (viêm màng ngoài tim) và phổi (viêm màng phổi), cả hai đều gây khó thở và đau nhói ở ngực.
Lupus ban đỏ cũng có thể gây hẹp các mạch máu. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim và đột quỵ, vì vậy theo dõi chặt chẽ và điều trị sớm các yếu tố như cholesterol cao và huyết áp cao là rất quan trọng.
- Các cơ quan khác: Những người mắc lupus có thể bị sưng hạch bạch huyết. Ít thường xuyên hơn, lupus ảnh hưởng đến các mô lót của ruột, tuyến tụy, gan hoặc lách, gây đau bụng. Rất hiếm khi, lupus ảnh hưởng đến mắt, gây đau mắt đỏ hoặc thay đổi thị lực.
Người mắc lupus ban đỏ có thể bị đau ngực
Lupus ban đỏ có lây không?
Lupus không truyền nhiễm, do đó, nó không thể lây lan từ người này sang người khác bằng cách chạm vào các tổn thương trên da hoặc bằng cách tiếp xúc vật lý. Do đó, bạn Thanh Tâm thân mến, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tránh xa lánh đồng nghiệp bị lupus vì điều này có thể khiến người bệnh bị tự ti, mặc cảm, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng lupus.
Đến nay, nguyên nhân cụ thể gây bệnh lupus vẫn chưa được biết, nhưng nhiều yếu tố di truyền và tương tác môi trường gen (phơi nhiễm UV, phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn và/hoặc sử dụng một số loại thuốc) đã được xác định là làm tăng nguy cơ phát triển lupus ban đỏ.
Bệnh lupus ban đỏ có lây không? Chuyên gia Nguyễn Thành giải đáp trong video sau:
Cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả
Đến nay, chưa có cách chữa bệnh lupus khỏi hoàn toàn. May mắn thay, có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyên người bị lupus ban đỏ nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp cải thiện triệu chứng, đồng thời, ngăn ngừa lupus ban đỏ tái phát hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ
Xem thêm kinh nghiệm của những người đã vượt qua lupus thành công
Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh - Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.
Khi biết mình bị lupus ban đỏ, tinh thần chị Chung vô cùng suy sụp và lên mạng tìm kiếm giải pháp. May mắn đã đến với chị khi tìm được biện pháp phù hợp. Chỉ sau 1 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng của chị đã được cải thiện rõ rệt. Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của chị Chung trong video sau đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ của chị Nguyễn Thị Loan (Phú Thọ)
Bài viết đã giúp bạn Thanh Tâm giải đáp chi tiết thắc mắc: Bệnh lupus ban đỏ có lây không? Đừng quên duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh, kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang hàng ngày để ngăn ngừa lupus tái phát hiệu quả nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết về lupus ban đỏ có lây không cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia Da liễu