Móng tay dẽ gãy có phải là triệu chứng của bệnh vẩy nến?

Mẹ tôi gần đây hay bị gãy móng tay, mẹ tôi vẫn ăn uống bình thường và khỏe mạnh, không mắc bệnh gì. Xin báo tư vấn giúp móng tay gãy là bệnh gì, có thể dùng thuốc nào để chữa bệnh này?
Trả lời:

Chào bạn!

Móng là một thành phần phụ quan trọng của da. Móng có nhiều vai trò quan trọng như bảo vệ đầu ngón khỏi sang chấn, tham gia vào động tác cầm nắm, hái, nhặt. Ngoài ra, nó còn là một đơn vị thẩm mỹ quan trọng của cơ thể. Về mặt cấu tạo, móng được tạo nên bởi các phân tử cystein liên kết với nhau bằng cầu nối disulphide tạo thành một cấu trúc rất vững chắc. Ở người bình thường, móng có màu vàng trong, cứng chắc, bề mặt nhẵn bóng.

Hiện tượng móng dễ gãy có thể là hậu quả của những nguyên nhân sau: Nấm móng thường gây tổn thương cho một hoặc một vài móng, ít khi bị tất cả các móng. Có thể phát hiện được bằng cách soi tìm nấm tại tổn thương. Bệnh vẩy nến là một bệnh toàn thân có biểu hiện ở da, móng, khớp và cả nội tạng. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm có khi chỉ xuất hiện tổn thương móng. Bệnh lichen phẳng: là một bệnh đến nay chưa rõ căn nguyên. Có biểu hiện tổn thương ở da là những sẩn hình đa giác ngứa nhiều. Ngoài ra có biểu hiện cả tổn thương móng và tổn thương niêm mạc. Thiếu máu: tình trạng thiếu máu kéo dài có thể làm cho móng mủn, dễ gãy bề mặt móng thô ráp, mất đi độ bóng bình thường. Ngâm nước quá nhiều: một số ngành nghề đòi hỏi người làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước làm cho móng tay trở nên mủn và dễ gãy. Vi sang chấn: những người làm nghề đánh máy nhiều năm có thể dẫn tới những vi sang chấn kéo dài làm móng bị tổn thương. Do dị vật: những người làm nghề gội đầu có thể bị các mảnh tóc gãy đâm xuyên vào trong móng dẫn đến hiện tượng tách móng làm cho móng dễ bị gãy.

Như vậy, hiện tượng móng dễ bị gãy có thể là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị quan trọng là phải giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên việc tìm ra căn nguyên ấy nhiều khi không phải là đơn giản, đòi hỏi phải là các chuyên gia da liễu có kinh nghiệm. Vì vậy trường hợp của mẹ bạn tốt nhất là tới khám chuyên gia da liễu để được tư vấn đầy đủ.       

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia da liễu




Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.