10 yếu tố nguy cơ gây bệnh và bùng phát vảy nến mà bạn không thể bỏ qua. Xem ngay!

Tại Việt Nam, bệnh vảy nến chiếm từ 3 - 5% số người đến khám tại các chuyên khoa da liễu. Biểu hiện của bệnh thường là da bị mẩn đỏ, bong tróc thành từng lớp, có thể ở tay, chân, hoặc vị trí khác trên cơ thể. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh vảy nến cũng rất đa dạng, hãy tìm hiểu trong bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa được tìm ra chính xác nhưng các nhà khoa học tin rằng, bệnh được hình thành khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Bình thường, hệ miễn dịch là “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thì không những không bảo vệ được cơ thể mà đặc biệt là nhận diện nhầm những tế bào của cơ thể là tác nhân lạ, do đó sinh ra phản ứng tấn công, phá hủy chúng. Trong bệnh vảy nến, đó là các tế bào da. Điều này khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi quá nhanh, quá trình chết tế bào cũng vì thế mà bị rối loạn. Các tế bào da chết tích tụ lại tạo thành mảng vảy nến.

>>> XEM THÊM: Bị bệnh vảy phấn hồng nên kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị ?

Triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có nhiều loại, bao gồm: Vảy nến thể mảng, thể giọt, thể đảo ngược, thể mụn mủ, đỏ da toàn thân, vảy nến thể móng và thể khớp,… Tuỳ từng dạng mà có những triệu chứng đặc trưng khác nhau, cụ thể như:

- Vảy nến thể mảng: Da xuất hiện các mảng tổn thương từ 2 – 20 cm, có vảy trắng, sưng viêm, ngứa ngáy và thường tập trung ở vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,…

- Vảy nến thể giọt: Các tổn thương trên da đỏ, sưng viêm, có vảy trắng bao phủ tập trung ở cánh tay, chân hoặc lan ra toàn thân.

- Vảy nến thể mủ: Xuất hiện các đám mụn đầu mủ trắng trên nền da viêm đỏ, tập trung ở bàn chân, bàn tay hoặc toàn thân.

- Vảy nến đảo ngược: Tổn thương da màu đỏ tươi, mịn, không có vảy ở các nếp gấp da như nách, háng, lớp da dưới ngực,...

- Vảy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân đỏ rộp, có lớp vảy trắng bao phủ đi kèm triệu chứng sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim,...

- Vảy nến thể móng: Móng chân, tay bị sần sùi, đổi màu, biến dạng, thậm chí mất móng.

 Vảy nến thể mỏng khiến móng sần sùi, biến dạng

Vảy nến thể mỏng khiến móng sần sùi, biến dạng

- Vảy nến thể khớp: Khớp bị vảy nến tấn công sẽ sưng, viêm và đau, tấy đỏ.

>>> XEM THÊM: Các loại bệnh vảy nến thường gặp

10 yếu tố nguy cơ gây bệnh và bùng phát vảy nến

Vảy nến là bệnh tự miễn phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cuộc sống và nhất là tâm lý người mắc. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ điển hình gây bệnh và bùng phát vảy nến:

Thực phẩm

Mặc dù chưa có thông tin khoa học nào xác định rõ ràng nhưng theo Hiệp hội Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ những người bị vảy nến nên tránh sữa tươi nguyên kem, các loại trái cây họ cam quýt, gluten và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể là yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát.

Đồ uống có cồn

Một nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra rằng, rất nhiều người mắc bệnh vảy nến có thói quen lạm dụng đồ uống có cồn. Chính hành động này đã khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị, do cồn có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc. Các chuyên gia khuyến cáo những người mắc vảy nến không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc chỉ giới hạn ở 2 - 3 cốc/tuần.

Ánh nắng mặt trời

Mặc dù lượng ánh sáng mặt trời vừa đủ có thể làm giảm triệu chứng vảy nến ở một số người, nhưng tiếp xúc quá nhiều, quá lâu là nguyên nhân chắc chắn dẫn đến việc bệnh vảy nến bùng phát.

 Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh vảy nến 

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh vảy nến

Thời tiết khô, lạnh

Khí hậu khô, lạnh có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh vảy nến do da mất đi độ ẩm. Sử dụng máy sưởi thậm chí còn làm tình trạng bệnh nặng hơn, các mảng da bong tróc nhiều hơn.

 Thời tiết khô, lạnh làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh vảy nến

Thời tiết khô, lạnh làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh vảy nến

Stress

Stress và bệnh vảy nến thường đi cùng với nhau. Thông thường, người mắc vảy nến sẽ cảm thấy tự ti, xấu hổ, stress vì các vảy da sần sùi trên cơ thể. Thế nhưng, chính điều này đang tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh vảy nến bùng phát. Do vậy, một vòng tròn luẩn quẩn “vảy nến - stress - vảy nến” cứ thế mãi tiếp diễn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Béo phì

Các chuyên gia cho biết, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc vảy nến và làm các triệu chứng vảy nến nặng hơn. Một nghiên cứu trên tạp chí JAMA Dermatology năm 2013 cũng chỉ ra mối liên quan giữa một chế độ ăn ít calo sẽ giúp giảm các cơn bùng phát bệnh vảy nến. Do vậy, việc kiểm soát cân nặng là việc làm cần thiết để phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có vảy nến.

Hút thuốc

Thuốc lá luôn được biết đến là tác nhân độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn trạng sức khỏe của cơ thể. Đặc biệt, việc hút thuốc lá thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ bị vảy nến và khiến các triệu chứng của bạn nặng hơn.

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc sẽ gây ra các đợt bệnh vảy nến nghiêm trọng. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chẹn beta (dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp), thuốc steroid và các loại thuốc phòng sốt rét. Do vậy, hãy luôn luôn trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị bệnh vảy nến và được kê dùng các loại thuốc này.

Nhiễm trùng

Một số tình trạng nhiễm trùng phổ biến như viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây ra các đợt bệnh vảy nến bùng phát.

Vết xước, vết cắn và các tổn thương trên da

Nếu bị côn trùng đốt, cào hay bất cứ tổn thương ngoài da nào, bạn sẽ nhận thấy có thêm một vài vết vảy nến mới xuất hiện gần vùng da bị tổn thương. Bởi vảy nến có đặc tính lan sang các vùng da lân cận, nhất là những vùng da đang tổn thương. Do vậy, khi bị vảy nến, bạn nên có những biện pháp tự bảo vệ mình, như mặc áo dài tay, đeo găng tay hoặc dùng bình xịt côn trùng.

>>> XEM THÊM: Những biến chứng nguy hiểm khi mắc vảy nến thể mủ

Sử dụng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả

Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính, chưa có thuốc hoặc phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, bệnh rất dễ bùng phát nếu gặp các yếu tố nguy cơ kể trên. Do vậy, mục đích điều trị trong bệnh vảy nến là:

- Kiểm soát những triệu chứng do bệnh gây ra như: Sưng, đỏ, viêm, ngứa ngáy,...

- Phòng ngừa tái phát và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

- Về lâu dài thì nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể để phòng ngừa bệnh từ bên trong.

Việc điều trị vảy nến bằng phương pháp tây y chỉ giúp làm giảm các triệu chứng chứ chưa đáp ứng được mục tiêu phòng ngừa bệnh tái phát. Xuất phát từ điều này, nhằm đáp ứng mong mỏi của người mắc vảy nến, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

 Kim Miễn Khang giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến

Kim Miễn Khang giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến

Sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng về độ an toàn cũng như hiệu quả khi sử dụng cho người mắc bệnh tự miễn, trong đó có vảy nến. Hơn thế, với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, người mắc có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài vì không gây tác dụng phụ, không tương tác với các thuốc điều trị khác. Cụ thể, tác dụng của các thành phần trong Kim Miễn Khang như sau:

- Cao sói rừng (thành phần chính): Vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Ngoài ra, cây sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, hiệu quả với người vảy nến.

 Sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Sói rừng có tác dụng chống tự miễn

- Cao nhàu: Nhàu (Morinda citrifolia) là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo GS.TS Đào Văn Phan và GS.TS Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn, trong đó có vảy nến.

- Cao bạch thược: Bạch thược (Paeonia albiflora Pall.) có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm ở người bị vảy nến.

- Cao hoàng bá: Hoàng bá (Phellodendron amurense) có chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng viêm; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, giúp cải thiện triệu chứng vảy nến.

Với những thành phần trên, cùng một số dược liệu khác như: Thổ phục linh, nhũ hương và L-Carnitine Fumarate, Boron, Kim Miễn Khang là một công thức toàn diện, giúp  tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn các biến chứng, đồng thời điều hoà hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn an toàn, hiệu quả.

Để tăng cường hiệu quả điều trị các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm  kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm có thành phần thiên nhiên với chitosan và phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp làm ẩm, dưỡng da mịn màng, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả.

 Explaq cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh vảy nến

Explaq cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh vảy nến

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về một số yếu tố nguy cơ gây bệnh và bùng phát vảy nến. Đừng quên duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh, kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé!

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện vảy nến thành công

Anh Trần Bảo Quốc (trú tại số 24 Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh – SĐT: 093.7957.315) làm nghề sửa xe, thường xuyên tiếp xúc với dầu nhớt. Hơn 2 năm nay, anh đau khổ vô cùng vì bị vảy nến da đầu. Dù đã đi khám nhiều nơi, uống và bôi nhiều loại thuốc từ tây y đến đông y nhưng tình trạng không thuyên giảm. Nhưng niềm vui đã đến khi chỉ sau 2 tháng dùng Kim Miễn Khang và Explaq, tình trạng vảy nến da đầu của anh đã cải thiện rất tích cực.

 Anh Quốc đã cải thiện vảy nến da đầu nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Anh Quốc đã cải thiện vảy nến da đầu nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Xem thêm chia sẻ của anh Quốc trong video sau:

Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.

Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình (Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 0243.855.1697) về quá trình vượt qua vảy nến tại đây.

Ý kiến của chuyên gia

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn trong video dưới đây:

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến và đặt mua sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline (Zalo/Viber) 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguyễn Vân



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.