6 phương pháp dưỡng ẩm cho làn da bị vẩy nến

Vẩy nến là một bệnh được ít người biết đến, do sự rối loạn hệ miễn dịch, tế bào da thượng bì là cơ quan đích mà hệ miễn dịch tấn công, gây nên các thương tổn là những đám mảng da đỏ. Bám trên các đám mảng da đó là những lớp tế bào da chết, khô rát và ngứa. Khó chịu là cảm nhận chung của đa số bệnh nhân không may mắc phải bệnh vẩy nến. Vậy có phương pháp nào giúp làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh này không. Có 6 phương pháp đơn giản sau đây mọi bệnh nhân đều có thể áp dụng.

1. Duy trì độ ẩm cho da bị vẩy nến

Một yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh vẩy nến đó là dưỡng ẩm cho da. Đặc biệt trong các tháng mùa đông lạnh, khí hậu thường khô hanh hơn mùa hè, tất cả mọi người đều cần phải dưỡng ẩm cho da, tránh khô da, nứt nẻ, với những bệnh nhân vẩy nến thì điều này còn quan trọng hơn nhiều. Bệnh thường tái phát vào mùa đông, khô lạnh, hoặc nặng thêm vào mùa này, vì thế hãy làm bạn với những loại kem dưỡng ẩm không mùi phù hợp với làn da của mỗi người.

2. Tắm bằng muối biển

Đây có thể là một phương pháp mới lạ, nhưng tắm với muối biển là cách tuyệt vời để thư giãn và dưỡng da. Ngoài ra, bột yến mạch cũng là một loại “sữa tắm” tự nhiên vô cùng hiệu quả để làm dịu làn da bị tấy rát của bệnh nhân vẩy nến. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy những người tắm với muối biển 10% khoảng 3-4 lần/tuần có thể cải thiện tình trạng nổi đỏ và ngứa rát một cách đáng kể. Không những vậy, tắm muối biển cũng hiệu quả tương tự với chứng mất ngủ, eczema và chứng viêm khớp. Mặt khác, bệnh nhân vẩy nến thường rất hay kèm theo triệu chứng viêm khớp, vì thế tắm muối biển là phương pháp tuyệt vời giúp đẩy lùi căn bệnh này.

3. Dưỡng ẩm da vẩy nến bằng dầu dừa, dầu ô liu

Đây cũng là một phương pháp rất đơn giản để tăng dưỡng ẩm cho làn da. Ăn quả ô liu tươi hoặc thoa dầu ô liu lên da là một cách tuyệt vời để giảm bớt những khó chịu do khô da của bệnh vẩy nến. Cùng với dầu dừa, dầu ô liu cũng được biết đến như một chất dưỡng ẩm tự nhiên làm mềm mịn và dịu nhẹ với da. Quả ô liu và tinh chất dầu của nó giúp trị gàu, eczema, giảm nguy cơ mặc bệnh tim đồng thời còn giúp chữa trị các triệu chứng sau khi nhậu say. Vì thế, sử dụng các loại dầu thực vật như dầu dừa và dầu ô liu là những phương pháp tuyệt vời giúp giảm khô da, không những hiệu quả mà còn không gây các kích ứng da khó chịu.

 

Bệnh nhân cần chú ý dưỡng ẩm cho làn da bị vẩy nến

4. Tắm nắng

Thông thường, bệnh vẩy nến thường được khuyên là nên tránh nắng, do trong ánh nắng chứa nhiều tia UV. Tuy nhiên hãy ra ngoài và tận hưởng không khí tự nhiên cùng ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn lấy lại tâm trạng vui tươi đồng thời đó cũng là cách đơn giản nhất để trị bệnh vẩy nến. Bạn chỉ nên tận hưởng ánh nắng buổi sáng sớm trước 9h, bởi ánh nắng khi đó ít chứa tia UV có hại cho da, và cường độ vừa phải, giúp cơ thể tăng tổng hợp vitamin D, canxi và làm cho làn da vẩy nến khỏe mạnh hơn. Hãy bắt đầu với 10 phút sau đó tăng dần thời gian lên 20-30 phút mỗi lần. Bạn nên cẩn thận khi ở quá lâu ngoài nắng sẽ làm da hư tổn và tư vấn ý kiến của bác sĩ bởi một số loại thuốc chống vẩy nến kích ứng với ánh nắng mặt trời.

5. Dấm táo

Hãy luôn chuẩn bị sẵn trong nhà bạn 1 lọ dấm táo. Ngoài tác dụng đối với sức khỏe khác, dấm táo còn có công dụng bất ngờ trong việc giúp giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Do đó, bạn có thể ngâm các ngón tay và chân vào dấm táo hoặc tẩm bông với dung dịch dấm táo rồi thoa lên vùng da bị bệnh. Bạn có thể chuẩn bị dung dịch với công thức sau: 1 chén dấm táo với khoảng 3,8 lít nước, dùng một miếng vải sạch nhúng vào dung dịch và thoa đều lên da. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho các mảng da bị bệnh trở nên mềm mại, bớt ngứa ngáy và nhanh khỏi bệnh hơn.

6. Lô hội tốt với da vẩy nến

Nhiều người đã biết đến tác dụng của lá cây lô hội đối với việc làm đẹp da, làm sạch mụn trứng cá. Nhưng bạn có biết rằng cây lô hội cũng có công dụng chữa bệnh vẩy nến hiệu quả không? Cây lô hội rất dễ trồng trong vườn nhà, hoặc có thể mua tại chợ, siêu thị. Trong lá cây lô hội có chứa rất nhiều gel, trơn, có tác dụng rất tuyệt với đối với da, đặc biệt là làn da vẩy nến. Bệnh nhân vẩy nến có thể dùng gel lá lô hội để đắp, xoa lên vùng da bệnh, tránh để lớp vỏ lá tiếp xúc vì có thể gây ngứa, chỉ nên dùng phần gel trong lá.

Bên cạnh những phương pháp đơn giản trên, việc tìm cho mình những sản phẩm từ thiên nhiên hiệu quả cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến. Hiện nay các sản phẩm từ thảo dược được nhiều người tin dùng đó là kem thảo dược Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Đây là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, Explaq giúp dưỡng ẩm, giảm các khó chịu, ngứa ngáy ngoài da. Kim Miễn Khang có thành phần chính từ sói rừng, giúp chống tự miễn, giảm đau chống viêm tăng cường hệ miễn dịch. Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng cho hiệu quả tốt trên người bị vẩy nến.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.