Vảy nến là một trong những rối loạn về da phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi vị trí trên cơ thể, trong đó có tay. Vảy nến da tay là tình trạng không hiếm gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người mắc tự ti, mặc cảm và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Vậy, nhận biết triệu chứng và cách điều trị bệnh này ra sao? Hãy đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời chi tiết nhất!
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến (vẩy nến) là một tình trạng viêm da mạn tính do tự miễn. Nó ảnh hưởng đến khoảng 125 triệu người trên thế giới. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường tập trung ở những người từ 15 – 35 tuổi.
Vảy nến có nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số thể vảy nến phổ biến:
- Bệnh vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Đây là loại phổ biến nhất và thường xuất hiện ở đầu gối, da đầu, khuỷu tay và lưng dưới. Dấu hiệu nhận biết loại bệnh này là da có các mảng tổn thương màu đỏ, sưng viêm, trên bề mặt tổn thương thấy vảy trắng bao phủ. Ước tính, khoảng 80% người mắc vảy nến có triệu chứng của vảy nến thể mảng.
Dấu hiệu vảy nến thể mảng
- Bệnh vảy nến thể giọt: Loại này thường ảnh hưởng đến toàn thân hoặc tay, chân. Nó làm xuất hiện những đốm nhỏ tổn thương màu đỏ, sưng viêm, có vảy như những giọt nước trên da. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
- Bệnh vảy nến đảo ngược: Các tổn thương loại này thường đỏ tươi, mịn màng và xuất hiện ở những nếp gấp da, như dưới vú, nách, háng, sau đầu gối,...
- Bệnh vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Loại bệnh vảy nến này không phổ biến như những loại khác. Nó tạo ra vết loét đầy mủ ở bàn tay, bàn chân hoặc lan rộng ra toàn thân. Mụn mủ có thể vỡ ra, gây bội nhiễm nên người mắc cần thận trọng.
- Bệnh vảy nến toàn thân: Đây là một dạng bệnh vảy nến hiếm gặp và ảnh hưởng đến hầu hết cơ thể với phát ban giống như bỏng. Người mắc có thể sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp tim nên cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt.
>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh vảy nến toàn thân
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến da tay
Bàn tay và bàn chân chỉ chiếm 4% tổng diện tích bề mặt của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh vảy nến tại các vị trí này, đặc biệt là tay vẫn có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn có thể bị đau hoặc tự ti, mặc cảm, chỉ muốn che đi các tổn thương bong vảy trên tay. Nếu nó ảnh hưởng đến công việc, điều đó cũng có thể dẫn đến gánh nặng tài chính. Bệnh vảy nến ở tay có thể ảnh hưởng đến toàn cánh tay, khuỷu tay hoặc bàn tay. Một số loại vảy nến thường tác động đến vùng da tay, bao gồm:
- Vảy nến ở cánh tay: Đây là vị trí thường xuất hiện của vảy nến thể giọt hoặc vảy nến thể mảng. Người mắc sẽ thấy cả cánh tay có các đốm hoặc mảng tổn thương đỏ, sưng viêm và vảy trắng bao phủ.
Bệnh vảy nến ở da tay
- Vảy nến ở khuỷu tay: Vảy nến thể mảng thường tập trung ở vị trí này. Khuỷu tay có thể xuất hiện mảng tổn thương màu đỏ, sưng viêm và bao phủ bởi vảy trắng. Nếu da bị khô, nứt nẻ, nó có thể gây đau và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mắc.
- Vảy nến ở bàn tay: Tổn thương vảy nến thể mủ thường “ghé thăm” vị trí này. Da có thể nổi các mụn có đầu mủ trắng và gây đau đớn cho người mắc.
Bệnh vảy nến tay có thể làm cho một số công việc hàng ngày như rửa bát, giặt quần áo khó khăn vì da dễ bị nứt hoặc chảy máu.
Nguyên nhân nào gây bệnh vảy nến nói chung, vảy nến ở tay nói riêng?
Bệnh vảy nến ở bàn tay là do các tế bào bạch cầu T bị rối loạn và tấn công nhầm các tế bào da tay. Hoạt động tăng lên của các tế bào T rút ngắn tuổi thọ của tế bào da trong tay. Điều này khiến cho các tế bào quay vòng nhanh hơn, dẫn đến sự tích tụ vảy trắng và các tổn thương đỏ, sưng viêm.
Một số yếu tố môi trường có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn, bao gồm: Stress kéo dài, thời tiết thay đổi, sử dụng một số loại thuốc, không khí khô và lạnh, nhiễm trùng, cháy nắng,…
Thời tiết lạnh, khô làm tăng nguy cơ bị vảy nến
>> Xem thêm: Bị vảy nến tắm lá gì tốt?
Cách điều trị vảy nến da tay hiệu quả
Bởi vì bạn sử dụng tay trong cuộc sống rất nhiều nên việc điều trị có thể là một thách thức. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc cầm bút, viết, làm các công việc bằng tay như nấu ăn, rửa bát,… Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên điều trị sớm để cân bằng lại cuộc sống.
Điều đầu tiên là phải đến các chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị là:
- Sử dụng thuốc bôi trên da;
- Sử dụng thuốc kê đơn ở dạng tiêm hoặc thuốc viên dạng uống;
- Sử dụng quang hóa trị liệu cho vùng da tay.
Ngoài các biện pháp điều trị trên, bạn cũng cần giữ cho làn da luôn ẩm với kem dưỡng da và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, đừng quên:
- Giữ tay sạch sẽ;
- Không chà xát quá mạnh vùng da tay bị vảy nến;
- Rửa tay bằng nước ấm thay vì nóng;
Hãy chú ý giữ ẩm cho da tay khi bị vảy nến
- Thoa kem dưỡng da sau khi rửa bát hoặc thực hiện các nhiệm vụ bằng tay;
- Hãy lưu ý và tránh những yếu tố gây ra sự bùng phát vảy nến như: Hạn chế căng thẳng; Bỏ hút thuốc lá; Hạn chế sử dụng rượu, bia; Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, các loại cá biển, ngũ cốc, những loại hạt; Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, các thực phẩm chiên rán,…
- Sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp điều tiết, điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các thành phần này cũng giúp chống lại quá trình oxy hóa tế bào của cơ thể, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến.
Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát
Bên cạnh việc sử dụng Kim Miễn Khang, các chuyên gia cũng khuyến khích người bị vảy nến sử dụng thêm kem bôi ngoài da Explaq. Sản phẩm có thành phần thiên nhiên với chitosan (thành phần chủ đạo) có tác dụng bong sừng bạt vảy, giúp dưỡng ẩm, làm mềm, mịn da. Explaq còn có các thành phần khác như: Dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Bạn nên thoa Explaq lên vùng da tay bị vảy nến 2 lần/ngày sau khi đã làm sạch da bằng nước sạch và khăn ẩm.
Explaq giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Bài viết đã giúp bạn có thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến da tay. Đừng quên duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, chung sống hòa bình với bệnh và sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang, Explaq để ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách điều trị vảy nến da đầu hiệu quả
Kinh nghiệm cải thiện bệnh vảy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.
Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải nhận định: “Explaq có thành phần chitosan, ba chạc, lá sòi,… giúp chống viêm, kháng khuẩn, bong sừng bạt vảy giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả mà không có tác dụng phụ”. Xem thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn nguyên tắc điều trị vảy nến hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến da tay cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Việt Hồng