Bệnh vẩy nến ở chân, đặc biệt là bàn chân tác động tiêu cực rất lớn đến người mắc. Không chỉ gây tự ti, mặc cảm mà chúng còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, hoạt động của người bệnh. Vậy, nhận biết chính xác các dấu hiệu và điều trị bệnh vẩy nến ở chân, bàn chân ra sao cho hiệu quả? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Dấu hiệu bệnh vẩy nến ở chân
Vẩy nến là bệnh ngoài da do tự miễn, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số với khoảng 125 triệu người mắc trên toàn thế giới, con số này ở Việt Nam là 2,5 triệu người mắc.
- Vẩy nến có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là bệnh vẩy nến thể mảng (vẩy nến mảng bám) – khoảng 80% người mắc vẩy nến bị loại này. Bệnh vẩy nến mảng bám có thể xảy ra trên hầu hết các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả chân, đầu gối và bàn chân. Loại vẩy nến này gây ra các mảng bám trên da khô, đỏ. Những mảng bám này thường được bao phủ bởi vẩy bạc và có thể bị ngứa kèm theo đau. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, các mảng bám cũng có thể bị nứt và chảy máu.
Dấu hiệu bệnh vẩy nến thể mảng ở chân
- Ngoài vẩy nến thể mảng, vẩy nến mụn mủ ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân của người bệnh. Da chân có thể nổi các mụn đầu mủ trắng, mụn này sau đó vỡ ra và có thể gây bội nhiễm nếu người bệnh không điều trị sớm.
- Bàn chân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một loại bệnh vẩy nến hiếm gặp là vẩy nến đỏ da toàn thân. Bệnh gây ra các mảng đỏ, có vẩy trên phần lớn cơ thể. Tình trạng này thường là một phản ứng với ánh nắng hoặc một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid. Bệnh vẩy nến toàn thân rất nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Ngoài ra, chân có thể bị ảnh hưởng bởi vẩy nến thể giọt, gây ra các tổn thương hình giọt nước trên da; Bị viêm khớp vẩy nến gây sưng, đau các khớp gối, khớp ngón chân; Bị ảnh hưởng bởi vẩy nến móng, khiến móng chân sần sùi, biến dạng.
>> Xem thêm: Bị vẩy nến nên ăn gì, kiêng gì?
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến ở chân
Đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến ở chân nói riêng chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, đó là một bệnh tự miễn. Điều này có nghĩa là, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh, như tế bào da gây ra các dấu hiệu như đã phân tích ở trên.
Gen di truyền có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh vẩy nến. Những người mắc các bệnh tự miễn khác cũng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến.
Thời tiết lạnh, khô làm tăng nguy cơ mắc vẩy nến
Nhiều người bị bệnh vẩy nến thấy rằng, một số điều gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ. Những yếu tố kích hoạt tiềm năng có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng có thể bao gồm:
- Một vết thương trên da, chẳng hạn như vết cắt, vết côn trùng cắn hoặc cháy nắng;
- Căng thẳng cảm xúc kéo dài;
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt là lạnh, khô;
- Cơ thể bị nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc HIV;
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống sốt rét,…
- Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị vẩy nến.
Mời bạn xem chuyên gia Nguyễn Thành phân tích nguyên nhân gây bệnh vẩy nến ở chân trong video sau:
Phân biệt bệnh vẩy nến và nấm ở bàn chân
Nấm phổ biến xảy ra trên bàn chân. Không giống như bệnh vẩy nến, nó là bệnh truyền nhiễm. Một người có thể nhiễm nấm bàn chân từ tiếp xúc trực tiếp, qua khăn hoặc quần áo bị nấm.
Bệnh vẩy nến ở bàn chân và nấm bàn chân có thể trông giống nhau. Nếu bạn có các dấu hiệu da đỏ, sưng viêm thì nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị chính xác.
Một số khác biệt giữa nấm và bệnh vẩy nến ở bàn chân bao gồm:
- Vị trí ảnh hưởng: Mặc dù cả 2 bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của bàn chân nhưng nấm thường xuất hiện giữa các ngón chân, trong khi bệnh vẩy nến thường ảnh hưởng đến lòng bàn chân.
Nấm và vẩy nến bàn chân có nhiều điểm tương đồng cần phân biệt chính xác
- Màu sắc: Bệnh vẩy nến và nấm có thể gây các mảng da đỏ, có vẩy. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến thường bắt đầu dưới dạng vẩy bạc, còn nấm thì không.
- Đau: Bệnh vẩy nến ở bàn chân có thể gây đau, còn nấm chủ yếu gây ngứa.
- Móng tay thay đổi: Nấm có thể gây nhiễm trùng khu vực dưới móng tay, biến chúng thành màu vàng và giòn. Bệnh vẩy nến có thể khiến móng tay bị sưng hoặc biến dạng.
- Cứng khớp: Một số người bị bệnh vẩy nến có khớp cứng, đau, tấy đỏ. Còn nấm thường ít ảnh hưởng đến khớp.
>> Xem thêm: Bị vẩy nến tắm lá gì?
Cách điều trị bệnh vẩy nến ở chân
Cho đến nay, chưa có cách chữa trị bệnh vẩy nến khỏi hoàn toàn, nhưng có một loạt phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng và hạn chế bệnh bùng phát. Lựa chọn cách điều trị nào sẽ phụ thuộc vào loại, vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến. Ba phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng và thuốc toàn thân.
- Thuốc bôi có dạng kem, thuốc mỡ và dầu mà mọi người bôi trực tiếp lên da. Những ví dụ bao gồm: Chất làm mềm da, kem dưỡng ẩm; Steroid; Chất tương tự vitamin D; Thuốc ức chế calcineurin; Nhựa than,…
- Liệu pháp ánh sáng, còn được gọi là quang hóa trị liệu: Đây là phương pháp tiếp xúc da bị vẩy với tia cực tím. Để liệu pháp này có hiệu quả, mọi người có thể cần 2 hoặc 3 buổi trị liệu mỗi tuần.
- Phương pháp điều trị toàn thân hoạt động trên toàn cơ thể và bao gồm cả thuốc uống và thuốc tiêm. Các bác sĩ thường chỉ kê toa các loại thuốc này cho tình trạng bệnh vẩy nến nặng. Một số loại thuốc toàn thân thường được sử dụng bao gồm: Thuốc ức chế miễn dịch, như methotrexate hoặc cyclosporine; Steroid; Retinoids; Thuốc ức chế phosphodiesterase 4; Thuốc sinh học,… Các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên người dùng cần thận trọng.
- Lời khuyên về lối sống: Một số thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa bùng phát bệnh vẩy nến. Chúng có thể bao gồm:
+ Giữ gìn sức khỏe, chẳng hạn như duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh hút thuốc, giảm lượng rượu và ăn một chế độ ăn uống cân bằng.
Hãy hạn chế uống rượu để giúp cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến
+ Giữ cho da được giữ ẩm, như thường xuyên sử dụng các chất làm mềm và tránh sử dụng các loại xà phòng, mỹ phẩm có thể làm khô da.
+ Sử dụng nhật ký triệu chứng để xác định và tránh các tác nhân cụ thể, như thực phẩm và thời tiết.
+ Giảm thiểu căng thẳng bằng cách tập thiền định, yoga, trị liệu hoặc các chiến lược khác.
+ Tập thể dục thường xuyên.
>> Xem thêm: 5 biện pháp tự nhiên giúp điều trị vẩy nến móng tay hiệu quả
Kim Miễn Khang – Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh vẩy nến hiệu quả
Vẩy nến là bệnh mạn tính, thường xuyên tái phát nên nhiều chuyên gia khuyên bạn hãy sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vẩy nến bùng phát. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, an toàn
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vẩy nến nói riêng. Sử dụng Kim Miễn Khang kiên trì 3 – 6 tháng, bạn sẽ không phải lo lắng bệnh sẽ tái phát.
Để kiểm soát hiệu quả vẩy nến, đặc biệt là vẩy nến ở chân, các chuyên gia khuyến khích người mắc bệnh nên sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang với kem bôi da dược liệu Explaq. Explaq có thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vẩy và hạn chế tình trạng sẹo thâm sau khi điều trị vẩy nến. Bạn có thể thoa Explaq lên vùng da chân bị vẩy nến mà không phải lo về tác dụng phụ.
Bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh vẩy nến ở chân. Hãy áp dụng lối sống khoa học và kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq hàng ngày để bệnh được ngăn chặn, bạn nhé.
>> Xem thêm: Phác đồ điều trị bệnh vẩy nến được nhiều người áp dụng
Chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh vẩy nến hiệu quả
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (SĐT: 0243.855.1697 - gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vẩy nến 20 năm. Lúc đầu, bà bị vẩy nến trên đầu và hơi ngứa, tuy nhiên, bà chủ quan không điều trị khiến vẩy nến lan rộng khắp cơ thể. Suốt 20 năm, bà đã đi khám, uống thuốc khắp nơi mà không đỡ. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vẩy nến hiệu quả sau 2 tháng.
Bà Bình đã cải thiện vẩy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Xem thêm chia sẻ của bà Bình trong video sau:
Mời quý độc giả xem thêm quá trình điều trị vẩy nến hiệu quả của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền hướng dẫn phương pháp điều trị vẩy nến hiệu quả nhất trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn cách giảm triệu chứng, giảm ngứa do vẩy nến
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến ở chân cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Linh Phương