Thông tin thuốc trị vảy nến da đầu bạn cần phải biết

Có nhiều loại thuốc trị vảy nến da đầu như thuốc uống, thuốc bôi hay thậm chí sử dụng dầu gội để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, việc tự ý lạm dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ, làm nhờn thuốc hay thậm chí khiến triệu chứng bệnh nặng thêm. Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm thông tin hữu ích về thuốc trị vảy nến da đầu, bạn nhé!

Hình ảnh minh họa bệnh vẩy nến da đầu 

Các thuốc điều trị vảy nến da đầu phổ biến hiện nay

Triệu chứng và mức độ bệnh vảy nến da đầu là khác nhau ở mỗi người, do đó việc lựa chọn thuốc điều trị cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng cho những người bị vảy nến da đầu:

Thuốc bôi trị vảy nến da đầu

Dùng thuốc bôi vảy nến da đầu giúp giảm ngứa ngáy, bong tróc, loại vỏ lớp vảy sừng trên da. Một số loại thuốc bôi trị vảy nến da đầu hay được lựa chọn bao gồm:

Thuốc mỡ axit salicylic

Thuốc bôi axit salicylic có tác dụng tẩy sạch các lớp da chết, làm mềm, bong tróc lớp sừng cứng, mang lại một làn da khỏe mạnh.

Người bệnh cần rửa sạch vùng da đầu bị vảy nến, sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên vùng da bị tổn thương. Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng lên vùng da đó để thuốc thấm sâu vào da. Mỗi ngày người bệnh nên thoa thuốc 2-3 lần để đạt được hiệu quả giảm bong tróc, ngứa ngáy tốt nhất.

 Thuốc mỡ axit salicylic giúp hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu

Thuốc mỡ axit salicylic có tác dụng giảm bong tróc vảy

Thuốc mỡ Anthralin

Có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào biểu bì ở vùng da bị bệnh vảy nến da đầu. Anthralin còn giúp loại bỏ tế bào chết, kích thích sản sinh tế bào mới, nhờ đó cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến da đầu.  

Thoa thuốc sau khi gội sạch đầu với nước ấm giúp đem lại hiệu quả cao hơn.  Khi thoa thuốc, người bệnh nên kết hợp mát xa nhẹ nhàng vùng da đầu, rửa lại bằng nước sạch sau khi thuốc đã thấm (khoảng 20-30 phút).

Thuốc bôi Calcipotriol

Hoạt chất Calcipotriol có tác dụng điều hòa sự tăng sinh tế bào biểu bì tại chỗ, biệt hóa tế bào sừng và quá trình chết tế bào theo chu trình. Thuốc còn có tác dụng kháng viêm, kháng nấm, làm phẳng các tổn thương, giảm sản xuất tế bào da, loại bỏ vảy và làm dịu ngứa. Khi bôi thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ như ngứa, châm chích, ban đỏ. 

Người mắc vảy nến da đầu thoa trực tiếp thuốc lên vùng da đầu bị bệnh, lưu ý liều dùng tối đa 1 tuần là 100g. 

Kem bôi chứa Corticosteroid

Kem bôi chứa Corticosteroid là loại thuốc điều trị vảy nến được sử dụng khá phổ biến. Kem bôi này có thể kiểm soát tình trạng viêm của da, giảm sưng và đỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng kem bôi chứa Corticosteroid có thể gặp một số tác dụng phụ như bầm tím, thay đổi màu da, nhạy cảm với ánh sáng,...

Tùy theo mức độ triệu chứng mà người bệnh có thể thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương trên đầu 1-2 lần/ngày. 

Vitamin A

Sử dụng vitamin A dưới dạng kem, bọt hoặc gel giúp giảm sản xuất tế bào da thừa, cải thiện triệu chứng vảy nến. Nếu bôi thuốc vào ban đêm, người bệnh nên để thuốc khô trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bôi kem dưỡng ẩm sau khi dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa khô da.

>>> XEM THÊM: Bị vảy nến da đầu cần lưu ý những gì? Xem ngay!

Điều trị toàn thân 

Với những trường hợp vảy nến trung bình đến nặng ở nhiều nơi trên cơ thể có thể sử dụng các loại thuốc sau:

  • Methotrexate: Giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da, cải thiện triệu chứng bong tróc da.
  • Retinoids: Retinoids dạng uống giúp kiểm soát sự phát triển của các tế bào da.
  • Cyclosporine: Cyclosporine giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng vảy nến.
  • Thuốc sinh học: Đây là nhóm thuốc nhắm mục tiêu vào các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức trong bệnh vảy nến. Một số thuốc được dùng phổ biến bao gồm: Etanercept, alefacept, efalizumab, infliximab, ustekinumab, secukinumab,...
  • Tiêm corticosteroid: Chuyên gia có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào vùng da đầu bị vảy nến. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng cần thận trọng khi dùng bởi thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ.

Điều trị bằng laser Excimer

Loại laser này có thể điều trị vảy nến ở những vùng khó như da đầu, bàn chân và bàn tay. Hạn chế của phương pháp này là người bệnh cần đến chỗ chuyên gia hai hoặc ba lần mỗi tuần, mỗi đợt điều trị khoảng 10 phút. 

Điều trị bằng laser Excimer không đau, nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như mẩn đỏ, đau giống như cháy nắng. 

Điều trị vảy nến bằng laser Excimer

>>> XEM THÊM: Sử dụng dầu gội trị vảy nến da đầu

Lưu ý những điều này giúp bạn cải thiện bệnh vảy nến da đầu hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp điều trị theo chỉ định của chuyên gia, bạn cũng nên chú ý một số lỗi sau đề không làm giảm hiệu quả điều trị hay khiến bệnh nặng thêm:

- Tránh gãi ngứa: Điều này gây trầy xước da, tăng khả năng nhiễm khuẩn và thậm chí là khiến tình trạng bong tróc vảy nặng thêm.

- Không dùng dầu gội chứa nhiều hóa chất tổng hợp: Các hóa chất trong dầu gội có thể gây kích ứng khiến triệu chứng bệnh dai dẳng, lâu cải thiện.

- Tránh bị căng thẳng quá mức: Stress, căng thẳng là yếu tố khởi phát và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến. 

Bộ đôi “Kim Miễn Khang - Explaq” giúp cải thiện vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả, ngừa tái phát

Việc sử dụng thuốc điều trị vảy nến giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng, tuy nhiên lạm dụng thuốc hay dùng kéo dài có thể gây tác dụng phụ, làm nhờn thuốc. Đặc biệt, đa số các thuốc chưa tác động được vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh (rối loạn hệ miễn dịch), do đó hiệu quả điều trị bệnh chưa cao, bệnh hay tái phát. Để điều trị vảy nến da đầu hiệu quả, an toàn cần đạt được 2 mục tiêu sau:

- Giảm các triệu chứng cấp tính như: Ngứa ngáy, tổn thương da đỏ, bong tróc vảy, sưng đau khớp, mệt mỏi,…

- Điều hòa miễn dịch, ngừa bệnh tái phát: Bệnh có nguyên nhân chính do rối loạn hệ miễn dịch làm xuất hiện phản ứng tự miễn. Do đó, việc tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn giúp ổn định bệnh lâu hơn, đồng thời nâng cao khả năng bảo vệ hệ miễn dịch trước các yếu tố gây bùng phát, ngừa tái phát bệnh vảy nến.

Chính vì vậy, các chuyên gia đã dày công nghiên cứu và phát triển sản phẩm đạt được 2 mục tiêu trên là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả từ bên trong. 

Kim Miễn Khang là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên với cơ chế tác động toàn diện từ gốc đến ngọn giúp cải thiện bệnh vảy nến bao gồm:

  • Nhóm dược liệu Sói rừng, Bạch thược, Hoàng bá và L-carnitine: Có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống tự miễn, làm giảm phản ứng viêm miễn dịch. Đặc biệt, thành phần chính Sói rừng đã được nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) về hiệu quả tăng cường miễn dịch qua cơ chế tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ đó giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh vảy nến từ bên trong, điều hòa miễn dịch, ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 
  • Nhóm dược liệu gồm Thổ phục linh, Nhàu, Nhũ hương, Hoàng bá: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết giúp giảm triệu chứng viêm ngứa, tróc vảy, đau nhức do vảy nến hiệu quả. Đồng thời dịch chiết Nhũ hương còn giúp tăng tái tạo da, hỗ trợ phục hồi da sau tổn thương.

Kim Miễn Khang - Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh vảy nến da đầu

Hiệu quả sản phẩm Kim Miễn Khang đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung ương với kết quả cụ thể: Hơn 80% người bệnh sạch tổn thương ngoài da (ngứa ngáy, tróc vảy, dày sừng) và cải thiện bệnh rất tốt; 74% người bệnh chuyển mức độ bệnh từ nặng sang nhẹ một cách rõ rệt. Sản phẩm an toàn, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. 

Đặc biệt, để giúp giảm triệu chứng ngoài da hiệu quả hơn mà không phải lo sợ teo da, nhờn thuốc, các chuyên gia khuyến khích người bị vảy nến da đầu sử dụng thêm kem bôi dược liệu Explaq. Sản phẩm có thành phần chính là Chitosan kết hợp với thảo dược Phá cố chỉ, lá Sòi, Ba chạc, dầu Dừa, kẽm salicylate có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giảm ngứa ngáy; bạt sừng, làm sạch tế bào chết giúp làm sạch vảy da; dưỡng da, làm mềm mịn làn da giúp phục hồi da sau tổn thương. Sử dụng kem bôi Explaq hàng ngày giúp tác động trực tiếp lên các tổn thương, giảm ngứa ngáy, tróc vảy và làm mịn da hiệu quả. 

 

Explaq giúp giảm triệu chứng vảy nến an toàn, không lo teo da, nhờn thuốc 

Đã có nhiều người bệnh vảy nến da đầu cải thiện bệnh hiệu quả, ngừa tái phát với bộ sản phẩm trong uống - ngoài bôi “Kim Miễn Khang & Explaq”. Điển hình trong đó là trường hợp của anh Trần Bảo Quốc (trú tại số 24 Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh – SĐT: 093.7957.315) làm nghề sửa xe, thường xuyên tiếp xúc với dầu nhớt. Anh Quốc đã thoát khỏi nỗi khổ sợ do bị vảy nến da đầu hơn 2 năm qua nhờ dùng viên uống thảo dược Kim Miễn Khang kết hợp bôi ngoài Explaq. Cùng lắng nghe anh Quốc chia sẻ hành trình điều trị vảy nến da đầu của mình trong video dưới đây!

Dùng thuốc điều trị vảy nến da đầu cần phụ thuộc vào mức độ bệnh, đồng thời người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ đã đưa ra. Đừng quên thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp sử dụng bộ sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq đều đặn hàng ngày giúp cải thiện bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ số hotline 0916 757 545 / 0916 755 060. 

*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bản tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Nguồn tham khảo: 

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/scalp-psoriasis-treatment 

https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/treatment/genitals/scalp-shampoo 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319587 



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.