Hiện nay, sau quá trình nghiên cứu của các chuyên gia, nhiều thuốc được ứng dụng đưa vào trong điều trị bệnh vẩy nến. Thuốc điều trị thông thường gồm cả bôi ngoài da và uống trong hấp thu toàn thân, bao gồm các nhóm thuốc sau:
Các thuốc nhóm corticoid (Betamethasone, clobetasol….): các thuốc thuộc nhóm này giúp giảm viêm, giảm ngứa, hạn chế bong vẩy da trong bệnh vẩy nến.
Nhóm này theo nhiều chuyên gia nên chống chỉ định dùng đường toàn thân do các tác dụng phụ như teo da, loãng xương, giãn mạch...Chỉ nên dùng ngoài da nhưng cũng cần hết sức thận trọng vì có thể gây hết nhanh triệu chứng nhưng dễ gây tái phát, lần tái phát sau nặng hơn lần trước.
Các thuốc nhóm retinoid (acitretin, tazarotene…) thường được dùng cho các bệnh nhân vẩy nến thể nặng, đã điều trị bằng các phác đồ khác không hiệu quả.
Tuy nhiên với các bệnh nhân có thai thì nhóm thuốc này gây tác dụng phụ là sinh quái thai, kích ứng da…
Các thuốc nhóm dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol…): các bác sĩ thường chỉ định nhòm này trong điều trị vảy nến mảng hay vảy nến da đầu.
Lưu ý nhóm thuốc này gây kích ứng da nên tránh sử dụng trên vùng mặt.
Các thuốc nhóm ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab...), nhóm này được sử dụng toàn thân trong trường hợp các bệnh vảy nến thể nặng, lan rộng và không đáp ứng với các liệu pháp thông thường.
Tác dụng phụ: nhóm thuốc này gây độc tính ở thận, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng...
Methoxsalen: đây là một chất bắt sáng được dùng trong quang hóa trị liệu, kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV trong điều trị bệnh vảy nến nặng.
Acid salicylic: thuốc bôi dùng ngoài da có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và thường ít gây tác dụng phụ. Dùng an toàn cho cả vẩy nến thể nhẹ đến trung bình.
Polytar: chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da.
Polytar gây kích ứng da và nhuộm màu da, có mùi khó chịu nên cần rửa kỹ sau khi sử dụng.
Các thuốc điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc da liễu.
Bên cạnh các thuốc có trong phác đồ điều trị của chuyên gia, người bị vẩy nến nên phối hợp dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, chống tự miễn, giảm viêm, chống ngứa, giúp hạn chế tái phát và các triệu chứng khó chịu của vẩy nến.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Theo suckhoedoisong.vn