Cách trị vảy phấn hồng tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều người, bởi bệnh lý này không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy chúng ta cần thực hiện các phương pháp như thế nào để sớm đẩy lùi vảy phấn hồng? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây để có lời giải đáp cụ thể!
Vảy phấn hồng là bệnh gì?
Vảy phấn hồng nằm trong danh sách các bệnh vảy da phổ biến hiện nay, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở khoảng từ 10 đến 35. Các triệu chứng ban đầu là sự xuất hiện của một vài đốm tròn hoặc hình bầu dục như hình huy hiệu lớn trên ngực, bụng hay lưng. Sau một thời gian, chúng sẽ lan rộng ra xung quanh, phát triển theo hướng song song với nhau như hình “cây thông noel”.
Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy phấn hồng vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng, sự suy giảm miễn dịch là tác nhân hàng đầu. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch lại tấn công chính các tế bào da khỏe mạnh, khiến chúng chết đi và tăng sinh nhanh chóng, nhưng không kịp bong ra mà tích tụ lại, xếp chồng lên nhau, tạo thành những mảng tổn thương sưng đỏ, tróc vảy trên da.
Suy giảm miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng
Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận thấy, một số yếu tố khác từ môi trường cũng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh, như: Nhiễm độc, nhiễm vi sinh vật, đặc biệt là chủng virus herpes như: HHV6, HHV7,... Hoặc do yếu tố di truyền (trong gia đình đã có người mắc vảy phấn hồng, các bệnh liên quan đến tự miễn như viêm da cơ địa, hen suyễn,...), hay công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, sử dụng một số thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ,... cũng là tác nhân khiến tình trạng da này tiến triển nghiêm trọng hơn.
Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ tìm ra cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả và nhanh chóng hơn.
>>> Xem thêm: Người bị vảy phấn hồng cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng?
Cách trị vảy phấn hồng tại nhà như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn cách trị vảy phấn hồng tại nhà bởi tính an toàn cũng như đạt được hiệu quả khả quan. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn, cùng tham khảo ngay nhé:
- Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao: Thực tế, nhiệt sẽ làm tăng mức độ phát ban và ngứa ngáy trên cơ thể khi bị vảy phấn hồng. Bởi vậy, bạn nên:
+ Tránh tắm nước nóng.
+ Hạn chế các hoạt động gắng sức khi đang có dấu hiệu bị bệnh vảy phấn hồng.
- Tránh sử dụng các chất tẩy mạnh (xà phòng,…), nên chọn các sản phẩm sữa tắm, mỹ phẩm từ thiên nhiên, không chứa hương liệu hóa học, giúp ngăn ngừa kích ứng da.
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, kết hợp massage nhẹ nhàng, đặc biệt là sau khi tắm.
Dưỡng ẩm sau khi tắm giúp cải thiện vảy phấn hồng
- Có biện pháp bảo vệ da khi ra ngoài: Tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong khi đang bị vảy phấn hồng sẽ khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Bởi vậy, khi ra ngoài, bạn nên mặc quần áo dài tay, thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang. Nếu bị nổi mẩn đỏ trên mặt khiến bạn cảm thấy xấu hổ, hãy chọn kem che khuyết điểm cho da nhạy cảm để tránh kích ứng, phát ban.
- Tăng cường rau xanh, trái cây, giảm tiêu thụ thịt đỏ (bò, dê, cừu,...), đồ ăn nhanh, thay vào đó là thịt trắng (cá, ức gà,...), bổ sung các loại hạt (óc chó, hạnh nhân,...) cũng là cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả.
Dinh dưỡng hợp lý giúp ngăn ngừa vảy phấn hồng tiến triển
- Hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.
- Tích cực vận động, có thể thay đổi các bài tập: Đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông,...
Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị vảy phấn hồng
Để khắc phục bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa tiến triển khắp cơ thể, điều quan trọng không chỉ là giảm triệu chứng mà còn cần tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh là sự rối loạn miễn dịch. Những cách trị vảy phấn hồng tại nhà nêu trên hầu hết mới chỉ cải thiện biểu hiện bên ngoài mà chưa tác động đến phần gốc, do đó, chưa thể khắc phục triệt để. Bởi vậy, hiện nay, các sản phẩm nguồn gốc thảo dược vừa an toàn, lại đạt được tất cả những mục tiêu trên đang là xu hướng lựa chọn của rất nhiều người mắc vảy phấn hồng. Nổi bật trên thị trường phải kể đến bộ đôi thảo dược trong uống ngoài bôi với viên uống chứa cây sói rừng và kem bôi thảo dược chứa chitosan.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp cùng các thảo dược quý khác có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn rất hiệu quả, từ đó giúp tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.
Sản phẩm kem dược liệu chứa thành phần chính là chitosan có tác dụng bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến an toàn.
Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” trên kênh truyền hình Quốc hội, BSCKII Nguyễn Thành cho biết:
“Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây sói rừng trong điều trị các bệnh về da. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, tại Đại Học Thẩm Dương (Trung Quốc) đã nghiên cứu cho thấy, sói rừng có tác dụng điều hòa, cân bằng miễn dịch rất tốt. Đồng thời, Bệnh viện Đông y Cao Bằng đã chứng minh rằng, khi dùng sói rừng thì các tế bào miễn dịch tốt được tăng lên làm ức chế những phản ứng miễn dịch có hại, tăng cường những phản ứng có lợi. Với thuốc bôi ngoài chứa chitosan đã được Đại học Harvard chứng minh có tác dụng bạt sừng, giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, ức chế quá trình phát triển của da. Do đó, người bệnh nên sử dụng bộ sản phẩm uống trong bôi ngoài chứa hai vị thuốc này”.
Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” này đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Quân đội 108,... cho thấy những hiệu quả rất tích cực trong cải thiện các triệu chứng da do vảy nến nói chung và vảy phấn hồng nói riêng.
|