Vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính rất khó chữa hết hẳn. Bệnh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tác động xấu đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân, gây tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, sống khép mình với xã hội.
Nhận diện vảy nến
Vảy nến thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tác động xấu đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Người bệnh lúc nào cũng mặc cảm, che giấu bệnh không để người khác biết, sống khép mình.
Biểu hiện bệnh trên da là các mảng đỏ và đóng vảy trắng đục. Khi bóc hết lớp vảy này đi dưới cùng là mảng đỏ, bóc lớp màng mỏng đi sẽ xuất hiện các giọt sương máu. Các thương tổn này ở rìa chân tóc, da đầu (trông như gàu), cùi chỏ, đầu gối, bộ phận sinh dục hoặc các nếp gấp. Trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân.
Bệnh thường không gây đau nhiều, có thể ngứa ít hay nhiều. Móng có thể bị hỏng hoặc phiến móng trở nên xù xì, lỗ chỗ như kim đâm. Trường hợp nặng, bệnh gây sưng, đau và biến dạng các khớp. Với thể mụn mủ, bệnh nhân bị nổi nhiều mụn mủ ở bàn tay, bàn chân hoặc rải rác khắp cơ thể. Lúc này người bệnh thường bị sốt, mệt mỏi hoặc căng đau vùng da bệnh. Bệnh có thể làm cho da đỏ toàn thân không hồi phục (vẩy nến đỏ da toàn thân).
Điều trị
Thuốc uống, thuốc bôi bác sĩ lựa chọn tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
Phương pháp quang và quang hóa sẽ dành cho người bị bệnh dai dẳng hoặc có diện tích da bệnh hơn 40%. Không áp dụng đối với người nhạy cảm ánh sáng, trẻ em dưới 12 tuổi, đục thủy tinh thể, suy gan thận, các bệnh gắn liền với nguy cơ ung thư da như ngộ độc arsenic, bệnh lupus ban đỏ, porphyrie.
Tuy không chữa khỏi triệt để nhưng việc trị liệu sẽ giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng. Nếu điều trị đúng cách còn giúp bệnh nhân giới hạn các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Người bệnh vẩy nến cần lưu ý:
- Không nên cào gãi, chà xát vì ở bệnh vảy nến có hiện tượng Kobner, là hiện tượng nổi thêm vết thương mới sau khi có kích thích cơ học.
- Không tự ý điều trị hoặc dùng đi dùng lại đơn thuốc trước đây mà không thông qua ý kiến bác sĩ.
- Không tắm nước quá nóng vì có thể làm nặng thêm tình trạng khô da, tróc vảy.
- Không uống rượu.
- Dùng các thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị, như Kim Miễn Khang là ví dụ điển hình. Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu tại bệnh viện da liễu trung ương cho thấy giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả đối với các bệnh nhân bị vẩy nến.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Phòng bệnh giúp hạn chế bệnh vẩy nến tái phát và làm giảm được mức độ trầm trọng bệnh. Vì vậy, tìm hiểu cách sống chung với bệnh là một việc cần thiết, giúp người bệnh có cuộc sống thoải mái.
Theo thongtinbenh.com, alobacsi.com