Chiết xuất từ trái cây đầy vườn này khiến vẩy nến không dại "dây" vào

Dầu dừa có tác dụng rất tốt với làn da. Ngoài dưỡng da mịn màng, cung cấp độ ẩm cho da, dầu dừa còn biết đến là dưỡng chất chữa trị vẩy nến rất tuyệt vời. Hãy tìm hiểu những công dụng của dầu dừa với bệnh vẩy nến trong bài viết sau.

Bất ngờ với tác dụng chữa vẩy nến tuyệt vời của dầu dừa

Dầu dừa có nhiều lợi ích cho bệnh nhân vẩy nến. Chúng bao gồm giảm viêm, sưng, đỏ da, giảm đau và ngứa. Nó cũng giúp giải quyết các tổn thương và khôi phục lại cấu trúc bình thường của da.

Dầu dừa được nghiên cứu rất tốt cho bệnh nhân vẩy nến với các tác dụng sau:

1. Dầu dừa giúp giảm viêm do vẩy nến

Dầu dừa chữa viêm ở bệnh vẩy nến. Các vùng da tổn thương do vẩy nến thường viêm, đỏ, sưng và đau. Viêm xảy ra do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Dầu dừa chứa nhiều acid béo khác nhau như acid palmitic, acid lauric, acid oleic và acid linoleic có tác dụng chống viêm. Nó cũng hoạt động như một tác nhân giảm đau để điều trị đau do viêm.

Các nghiên cứu cũng cho thấy tính chống viêm và giảm đau của dầu dừa nguyên chất. Nó ngăn ngừa viêm do vẩy nến bởi việc ức chế sự sản sinh ra TNF-α (sản phẩm hoại tử khối u-α) có liên quan đến quá trình viêm. TNF-α là một protein liên quan trực tiếp đến việc khởi phát bệnh vẩy nến.

Dầu dừa có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị vẩy nến 

Dầu dừa có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị vẩy nến

2. Dầu dừa có đặc tính chống vi khuẩn

Nhiễm trùng có thể gây ra bệnh vẩy nến và làm trầm trọng thêm tình trạng này. Da bị tổn thương do bệnh vẩy nến dễ nhiễm trùng bởi nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus.

Vi khuẩn trên các vùng da tổn thương có thể làm tăng các triệu chứng và tạo ra các biến chứng. Do đó, điều quan trọng là phải áp dụng các loại thuốc không chỉ chữa bệnh vẩy nến mà còn có tính kháng khuẩn và kháng nấm để chống lại các bệnh nhiễm trùng ở vùng da vẩy nến bị ảnh hưởng.

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn do sự hiện diện của acid béo và chất monoglycerides. Acid lauric trong dầu dừa có hoạt tính kháng nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm staphylococcus aureus gây nhiễm trùng ở người bị vẩy nến. Dầu dừa cũng có đặc tính chống nấm rất hiệu quả.

3. Dầu dừa là một chất làm ẩm da tự nhiên

Acid amin hòa tan trong nước và chất béo trong da giúp nó giữ được độ ẩm bằng cách ngăn ngừa mất nước thông qua quá trình bốc hơi. Chất béo trong lớp biểu bì da bảo vệ những hợp chất này và giữ cho da dưỡng ẩm. Lớp biểu bì cũng chứa các enzym quan trọng giúp loại bỏ các tế bào già và chết. Khi bị vẩy nến, các tế bào khô gây ra các vẩy và ngứa. Khi không có chất béo trong lớp biểu bì, acid amin, enzyme và muối dễ dàng được rửa sạch. Da bắt đầu mất nước và trở nên khô, nứt nẻ. Dầu dừa khi bôi lên da giúp duy trì độ ẩm. Điều này ngăn ngừa việc da bị khô và hình thành các vẩy da.

Ngoài ra, các enzyme tạo điều kiện cho việc loại bỏ các tế bào da chết. Nó được xem là một chất làm ẩm hiệu quả và an toàn để điều trị tình trạng khô da, da có vẩy và ngứa da. Dầu dừa được ưa chuộng hơn kem dưỡng ẩm vì chúng giữ ẩm lâu hơn và hiệu quả hơn.

4. Dầu dừa không gây ra các phản ứng phụ trên da

Dị ứng với dầu dừa rất hiếm. Dầu dừa không gây kích ứng da và các phản ứng phụ so với các loại kem, thuốc mỡ và tinh dầu khác.

Chú ý khi sử dụng dầu dừa chữa vẩy nến

- Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng dầu dừa nguyên chất.

- Thoa dầu dừa lên vùng da tổn thương 1-2 lần/ngày kết hợp với massage nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ vẩy da và dưỡng da mềm mịn.

- Trong trường hợp bệnh vẩy nến ở da đầu, bạn có thể sử dụng dầu gội chứa thành phần là dầu dừa.

- Bạn có thể uống dầu dừa với liều lượng 1-2 muỗng/ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh tự miễn, trong đó có vẩy nến.

- Trước khi sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh vẩy nến, luôn luôn kiểm tra độ nhạy cảm xem da có bị dị ứng không. Hãy sử dụng một lượng nhỏ trên vùng da mỏng như mu bàn tay và quan sát xem có vết đỏ, kích ứng, ngứa hoặc phản ứng khác xảy ra không. Nếu có, dầu dừa có thể không thích hợp cho bạn. Nếu không, dầu dừa rất an toàn cho việc sử dụng.

- Luôn luôn hỏi chuyên gia y tế của bạn trước khi dùng bất kỳ thuốc bổ sung nào, đặc biệt nếu bạn uống thuốc trước khi dùng dầu dừa bởi chúng có thể tương tác gây dị ứng.

- Luôn luôn sử dụng dầu dừa tinh khiết, tự nhiên và hữu cơ từ một thương hiệu tốt, không có tạp chất và chất phụ gia.

Tạm biệt vẩy nến, tự tin đón hè với sản phẩm thành phần thiên nhiên

Bên cạnh việc sử dụng dầu dừa điều trị vẩy nến, người mắc nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thành phần thiên nhiên để mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vẩy nến, nổi bật là bộ đôi thực phẩm chức năng viên nén Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq. Đây là phương pháp được các chuyên gia y tế đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực của hàng triệu người dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang được bào chế với thành phần chính từ cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, nhũ hương, bạch thược và hoàng bá có tác dụng rất tốt cho người mắc vẩy nến. Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vẩy nến nhờ tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Người dùng được chỉ định uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4 – 5 viên. Thời gian uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 tiếng.

 

Sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq

Kem dược liệu Explaq được điều chế với thành phần chính là chitosan kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi... tá dược tạo thành tuýp 35g. Sản phẩm giúp làm mát da, ngăn ngừa tình trạng ngứa rát, làm mềm mịn da, tái tạo làn da khỏe mạnh, căng tràn sức sống. Người mắc vẩy nến được chỉ định thoa kem Explaq 2 lần/ngày vào vùng da tổn thương sau khi đã rửa sạch vết thương bằng khăn mềm và nước ấm.

Vẩy nến hiện nay chưa thể chữa khỏi. Vì thế, mỗi người cần nâng cao ý thức chủ động phòng bệnh với việc áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày kết hợp sử dụng các sản phẩm thiên nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.