Vẩy nến là bệnh tự miễn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, nhiều người lo lắng và thắc mắc, bị vẩy nến phải làm sao, điều trị như thế nào hiệu quả? Hãy tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết sau đây!
Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến (vảy nến) là bệnh mạn tính gây viêm da, trong một số trường hợp, nó còn ảnh hưởng đến móng và khớp của người mắc. Triệu chứng đặc trưng của vẩy nến là các tổn thương da màu đỏ, sưng viêm và có vẩy trắng. Đường kính các tổn thương thường từ 2 – 20 cm. Da đầu, khuỷu tay, đầu gối,… là vị trí thường được vẩy nến “ghé thăm”.
Vẩy nến là bệnh có yếu tố di truyền và chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, với các biện pháp điều trị như dùng thuốc, quang hóa trị liệu, thay đổi lối sống,… triệu chứng bệnh vẩy nến sẽ được kiểm soát hiệu quả.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh vẩy nến
>> Xem thêm: 7 dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu
Bị vẩy nến phải làm sao? Điều trị như thế nào?
Bệnh vẩy nến là một tình trạng mạn tính không thể chữa khỏi nhưng có thể được điều trị hiệu quả, thường là sự kết hợp của các biện pháp can thiệp tự chăm sóc tại nhà, thuốc không kê đơn, thuốc theo toa được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm và liệu pháp ánh sáng. Quản lý bệnh vẩy nến có thể khó khăn bởi bệnh vẩy nến có nhiều loại, mức độ bệnh khác nhau và không phải tất cả đều đáp ứng với các phương pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng:
Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ
Đây là những loại thuốc được bôi trực tiếp lên da để điều trị một khu vực tổn thương cụ thể. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ một mình hoặc kết hợp với những giải pháp khác dưới đây:
- Corticosteroid (steroid tại chỗ)
Steroid tại chỗ làm giảm viêm và làm dịu da, giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào da, kiềm chế hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và giúp bong sừng bạt vẩy, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông và cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nến.
Các steroid tại chỗ có một số tác dụng phụ tiềm ẩn, tùy thuộc vào phần cơ thể mà bạn đang sử dụng. Nếu dùng xung quanh mắt, chúng có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Trong trường hợp dùng trên khuôn mặt, loại steroid quá mạnh có thể gây ra mụn trứng cá, phát ban hoặc gây teo da. Những tác dụng phụ này có xu hướng vĩnh viễn, không thể phục hồi.
Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc bôi điều trị vẩy nến
- Chất tương tự vitamin D
Thuốc trị vẩy nến có nguồn gốc từ vitamin D hoạt động bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng tế bào da. Chúng có tác dụng chậm, có thể mất 4 – 6 tuần để thấy kết quả.
- Thuốc ức chế calcineurin
Đây còn được gọi là thuốc điều chỉnh miễn dịch, giúp làm giảm viêm mà không gây tác dụng phụ như steroid. Ở một số nước, loại thuốc này chỉ được phê duyệt để điều trị viêm da dị ứng, tuy nhiên, chúng đặc biệt hữu ích trong việc điều trị vẩy nến ở các khu vực nhạy cảm như mặt, háng và nếp gấp da.
- Retinoids tại chỗ
Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A, xâm nhập vào màng tế bào của keratinocytes - loại tế bào chính được tìm thấy trong da. Ở đó, thuốc làm giảm viêm, hạn chế sự tăng trưởng và sự phân chia bất thường của các tế bào da.
Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền hướng dẫn cách điều trị vẩy nến, tránh tái phát hiệu quả trong video sau:
Điều trị vẩy nến bằng thuốc toàn thân
Thuốc điều trị vẩy nến toàn thân được dùng bằng đường uống hoặc tiêm. Không giống như các thuốc điều trị tại chỗ thường nhắm vào một vùng da cụ thể, thuốc toàn thân giúp điều trị vẩy nến trên toàn bộ cơ thể. Chúng cũng có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
- Retinoids uống
Đối với những người mắc bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng (những người bị tổn thương chiếm > 10% diện tích da hoặc có triệu chứng khác ngoài tổn thương da), một loại retinoid đường uống đôi khi được chỉ định sử dụng.
Hãy sử dụng thuốc điều trị vẩy nến theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm
Các loại thuốc này có thể đặc biệt hiệu quả đối với những người mắc một số loại bệnh vẩy nến như vẩy nến ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, bệnh vẩy nến móng tay, vẩy nến mủ.
Tuy nhiên, hãy cẩn trọng bởi retinoids uống có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và không bao giờ được sử dụng trong khi mang thai. Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai không nên sử dụng thuốc retinoids uống.
- Thuốc sinh học
Thuốc sinh học là thuốc dựa trên protein có nguồn gốc từ các tế bào sống được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Thay vì ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch, thuốc sinh học ngăn chặn hoạt động của một loại tế bào miễn dịch cụ thể gọi là tế bào T hoặc chặn protein trong hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha), interleukin 17-A hoặc interleukin 12 và 23.
Có nhiều loại thuốc sinh học để điều trị bệnh vẩy nến. Tất cả được sử dụng bằng cách tiêm. Đây là các loại thuốc được đánh giá là rất an toàn cho hầu hết mọi người và là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng. Nếu bạn được kê đơn thuốc sinh học, bạn có thể thấy sự cải thiện các triệu chứng của mình trong vòng 3 - 4 tháng.
- Thuốc kháng sinh
Khi bệnh vẩy được kích hoạt bởi một bệnh nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, sử dụng kháng sinh sẽ là một phần cần thiết của việc điều trị. Bên cạnh loại thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng, người mắc bệnh có thể cần các loại thuốc giảm ngứa. Đôi khi, kem dưỡng ẩm sẽ là tất cả những gì cần thiết để bảo vệ và làm dịu da, nhưng nếu tình trạng ngứa quá tồi tệ, sử dụng một loại steroid tại chỗ có thể là cần thiết.
Quang hóa trị liệu vẩy nến
Quang trị liệu là phương pháp tiếp xúc với da ánh sáng tia cực tím UV. Các tia này có tác dụng ức chế miễn dịch và chống viêm trên các tế bào da. Nó đặc biệt hiệu quả đối với những người bị bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng có tổn thương da lan rộng khắp cơ thể.
Quang hóa trị liệu vẩy nến
Tuy nhiên, phương pháp quang trị liệu cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư da, đặc biệt là ung thư tế bào vảy. Những đối tượng dưới đây không nên áp dụng phương pháp này:
- Có tiền sử rối loạn nhạy cảm ánh sáng;
- Uống thuốc cảm quang;
- Có tiền sử khối u ác tính;
- Bị một số bệnh khác, ví dụ lupus ban đỏ.
- Cơ thể đang ức chế miễn dịch (như cấy ghép nội tạng)
Điều trị vẩy nến tại nhà
Mặc dù các lựa chọn trên có thể quan trọng trong điều trị bệnh vẩy nhưng bạn cần có các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:
+ Có lối sống khoa học, lành mạnh: Tăng cường vận động, ít nhất 30 phút/ngày; Tăng cường ăn các loại rau xanh, những loại hạt, ngũ cốc, cá biển,…; Hạn chế ăn thịt đỏ, uống rượu, hút thuốc lá; Quản lý tốt căng thẳng, stress,…
Luôn lạc quan giúp ngăn ngừa vẩy nến tái phát hiệu quả
+ Thiết lập thói quen tắm và dưỡng ẩm hàng ngày sẽ giảm diện tích tổn thương cũng như giúp giảm ngứa. Ngâm mình trong bồn nước ấm (không nóng) trong 10 - 15 phút, sử dụng xơ mướp hoặc khăn lau để nhẹ nhàng làm bong vẩy trên da.
+ Giảm ngứa bằng các loại thuốc như kháng histamine, kem dưỡng ẩm,…
+ Tránh các tổn thương da như bảo vệ da khỏi trầy xước, cháy nắng.
+ Sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vẩy nến an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang là sự kết hợp giữa các loại thảo dược chữa bệnh tự miễn có trong tự nhiên và công nghệ bào chế hiện đại. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vẩy nến nói riêng.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vẩy nến hiệu quả
Để cải thiện hiệu quả vẩy nến, giới chuyên gia khuyên người mắc bệnh sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang với kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vẩy nến.
Explaq giúp cải thiện triệu chứng vẩy nến an toàn, hiệu quả
Kim Miễn Khang và Explaq hợp thành bộ đôi “Trong uống – Ngoài bôi” hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bị vẩy nến phải làm sao? Đừng quên áp dụng lối sống tích cực, lành mạnh và sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq hàng ngày để vẩy nến lùi xa, bạn nhé.
>> Xem thêm: Phác đồ điều trị vẩy nến mới nhất
Kinh nghiệm vượt qua bệnh vẩy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (số điện thoại: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vẩy nến 20 năm, áp dụng nhiều phương pháp nhưng vẩy nến không cải thiện. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vẩy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vẩy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm chia sẻ cách cải thiện vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện vảy nến hiệu quả của nhiều người khác tại đây
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải lưu ý: “Khi bị vẩy nến, bạn chú ý kiểm soát tốt stress, căng thẳng; Không nên sử dụng các loại sữa tắm, sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh; Tránh chà xát da mạnh và nên sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên an toàn để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả”. Dưới đây là phân tích kỹ hơn của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải:
>> Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia về cách điều trị vẩy nến hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về bị vẩy nến phải làm sao cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Ngọc Phương