Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia, là cây nhỡ hay cây to, cao 6 đến 8m. Thân có 4 cạnh rõ, hơi dẹt. Lá mọc đối, hình bầu dục, có lá kèm to. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa màu trắng sau vàng, kết thành khối. Quả thịt, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu trắng vàng hoặc hồng nhạt, nhiều hạt.
Bộ phận dùng: Vỏ, rễ, lá, quả phơi hoặc sấy khô
Ảnh minh họa: Cây Nhàu
Rễ nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Nhàu chứa các tác nhân chống oxi hóa mạnh, chống gốc tự do, chứa nhiều vitamin A, C, E, B2,6,12, Niacin, Folic acid và khoáng chất: Mg, Zn,…có tác dụng điều hòa miễn dịch.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đánh giá tác dụng của nhàu trên hệ miễn dịch, trong đó có một nghiên cứu tại ĐH phụ nữ, Maharashtra, Ấn Độ với nội dung là:
“Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của Nhàu trên tế bào lympho B và T”.
Và cho kết quả là dịch chiết cồn của quả Nhàu có tác dụng làm tăng đáp ứng miễn dịch thể dịch lên 33% đồng thời cũng chứng minh đặc tính điều biến miễn dịch cả thể dịch và tế bào của Nhàu.
Ngoài ra, Nhàu còn có tác dụng hạ huyết áp thông qua tác dụng giãn mạch nhờ đối kháng với adrenalin, noradrenalin và ức chế nhẹ thần kinh trung ương. Theo Đào Văn Phan và Trân Ngọc Ân, cao nước có tác dụng tốt đối với viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn I và II.
Rễ Nhàu có phạm vi sử dụng an toàn khá rộng, ít ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, bạch cầu, và chức năng gan thận.
Tài liệu tham khảo:
1. Cây thuốc và động vật làm thuốc- tập I