Vẩy nến là bệnh ngoài da chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu Phi, xấp xỉ 6 % tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Đây là bệnh khá lành tính, thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí của người bệnh. Có tài liệu thống kê nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh này có tính chất tái phát, khi gặp các yếu tố thuận lợi.
Triệu chứng của bệnh vẩy nến
Theo đặc điểm lâm sàng, bệnh vẩy nến được chia thành nhiều thể như: vẩy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đảo ngược, thể khớp và một trong những thể nặng nhất là đỏ da toàn thân. Trong đó vẩy nến khiến toàn thân là một trong các thể nặng nhất, da của bệnh nhân đỏ căng, bóng, phù nề, đau rát, đau khớp, vì vậy việc điều trị thường rất khó khăn, gây nhiều đau đớn cho người bệnh.
Vẩy nến thể đỏ da toàn thân thường là tiến triển từ vẩy nến thể giọt hoặc biến chứng của các thể nhẹ do điều trị không đúng cách, đặc biệt là do dùng corticoid đường toàn thân. Đối với thể này, da của bệnh nhân đỏ căng, có thể khô, tróc vẩy, chảy nước, toàn thân đỏ như con tôm luộc khiến họ đau đớn, khó chịu.
Vảy nến đỏ da toàn thân
Ngoài ra, vẩy nến thể đỏ da toàn thân còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch…
Điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân
Các thuốc điều trị vẩy nến hiện nay giúp cải thiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ và có nguy cơ tái phát cao, đặc biệt là nhóm thuốc corticoid, cần phải hết sức thận trọng khi dùng.
Với sự tiến bộ của y học, rất nhiều loại thuốc đã được sử dụng trong điều trị vẩy nến. Đó là các thuốc cổ điển (asen, bismut, DDS), hiện đại (kháng sinh, corticoid, cyclosporin, interferon, interleukin…) hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tạo da (kem có salicylic, goudron, corticoid…). Nhưng chúng chỉ mang lại kết quả không bền vững, dễ tái phát. Ngoài ra, điều trị vẩy nến bằng PUVA (quang hóa liệu pháp), hiệu quả có thể đạt 80-90%, nhưng tỷ lệ tái phát là 40% hoặc hơn… Tất cả các phương pháp điều trị trên đều có thể gây tác dụng phụ, có khi nghiêm trọng: tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da, cần phải hết sức lưu ý khi dùng và có sự theo dõi sát sao của bác sĩ…
Người mắc có thể hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, các dược phẩm có chứa các thành phần như sói rừng, thổ phục linh, hoàng bá, bạch thược, nhàu... là các vị thuốc có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị cho người bị bị vẩy nến hiệu quả, đã được nghiên cứu lâm sàng cho hiệu quả tốt.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng