Vẩy nến khởi phát và trầm trọng hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy tìm hiểu điều này trong bài viết sau để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời, đúng cách.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh vẩy nến?
Vẩy nến là một bệnh tự miễn mạn tính. Khi bị bệnh, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện viêm và đỏ, có vẩy trắng rất mất thẩm mỹ. Bệnh vẩy nến là kết quả của một quá trình sản xuất da cấp tốc. Thông thường, tế bào da phát triển sâu trong da và từ từ nâng lên bề mặt. Cuối cùng, chúng bong ra. Chu kỳ sống điển hình của tế bào da là một tháng. Ở người bị bệnh vẩy nến, quá trình sản xuất này có thể xảy ra chỉ trong vài ngày. Do đó, các tế bào da không có thời gian để bong ra. Sự dư thừa nhanh chóng này dẫn đến sự tích tụ của các tế bào da trên bề mặt, hình thành vẩy trắng.
Vẩy nến thường khởi phát ở các cùng da có nếp gấp như khuỷu tay và đầu gối. Sau đó, chúng có thể phát triển bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm:
- Tay
-Chân
- Cổ
- Da đầu
Các loại bệnh vẩy nến thường gặp ít ảnh hưởng đến móng tay, miệng và vùng xung quanh bộ phận sinh dục. Các triệu chứng bệnh vẩy nến ở mỗi người không giống nhau và phụ thuộc vào loại bệnh vẩy nến. Vùng bệnh vẩy nến có thể nhỏ như một vài vẩy trên da đầu, khuỷu tay hoặc bao phủ phần lớn cơ thể.
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến hiện chưa được xác định chính xác nhưng nó được cho là có liên quan đến rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể.
Tế bào T, một tế bào miễn dịch thông thường đi xuyên qua cơ thể để bảo vệ cơ thể, chống lại các chất lạ, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn. Nhưng nếu bạn bị bệnh vẩy nến, các tế bào T tấn công các tế bào da khỏe mạnh do nhầm lẫn, như cách để chữa lành vết thương hoặc để chống lại bệnh nhiễm trùng.
Các tế bào T cũng kích hoạt động tăng sản xuất tế bào da khỏe mạnh, nhiều tế bào T và các bạch cầu khác, đặc biệt là bạch cầu trung tính. Chúng đi vào da gây ra tình trạng đỏ rát và có thể là mụn mủ khi bị vẩy nến thể mủ. Quá trình khiến các tế bào da mới di chuyển đến lớp ngoài cùng của da quá nhanh, có thể chỉ là vài ngày so với vài tuần như thông thường, hình thành vẩy trên bề mặt da. Chu kỳ này sẽ tiếp tục cho đến khi người bệnh được điều trị.
Những gì khiến tế bào T hoạt động sai ở người bị bệnh vẩy nến không hoàn toàn rõ ràng. Các nhà nghiên cứu tin rằng cả di truyền và các yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng. Theo nghiên cứu, nếu bố hoặc mẹ bị vẩy nến thì con có xác suất 8% bị bệnh còn nếu cả bố mẹ đều bị bệnh thì tỷ lệ này lên đến 41%.
Tìm hiểu kỹ các nguyên nhân vẩy nến giúp bạn phòng bệnh hiệu quả
Ngoài ra, các yếu tố khác đóng vai trò rất quan trọng vào việc làm khởi phát và trầm trọng thêm tình trạng vẩy nến, đó là:
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dây chằng hoặc viêm da
- Chấn thương da, như các vết xước, vết cắn hoặc da bị cháy nắng nghiêm trọng
- Stress, căng thẳng
- Hút thuốc
- Uống quá nhiều rượu
- Thiếu vitamin D
- Một số loại thuốc - bao gồm lithium, được kê đơn cho rối loạn lưỡng cực, thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét và iod.
Các yếu tố rủi ro, bao gồm:
- Nhiễm virus và vi khuẩn: Những người nhiễm HIV có xu hướng phát triển bệnh vẩy nến hơn những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ em và thanh niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng do Strep, cũng có thể có nguy cơ gia tăng.
- Stress: Vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn nên mức căng thẳng cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến.
- Béo phì: Tăng cân làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến. Các vết thương liên quan đến tất cả các loại bệnh vẩy nến thường phát triển trong các nếp nhăn da.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh vẩy nến mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hút thuốc cũng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển ban đầu của bệnh.
Ai cũng có thể bị vẩy nến nên hãy tránh xa những tác nhân ở trên để không phải sống chung với bệnh cả đời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chủ động ngăn ngừa và điều trị bệnh bằng các phương pháp được các chuyên gia y tế khuyến khích và khuyên dùng.
Bí quyết cải thiện vẩy nến được hàng triệu người áp dụng
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên là phương pháp mới, nhận được nhiều phản hồi tích cực của người mắc cũng như được các chuyên gia y tế khuyên dùng bởi sự an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, không tương tác với thuốc dùng kèm, hiệu quả lâu dài và tiết kiệm chi phí. Trong dòng sản phẩm thiên nhiên dành cho người mắc vẩy nến, Kim Miễn Khang và Explaq là 2 sản phẩm nổi bật.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang được bào chế với thành phần chính từ cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, nhũ hương, bạch thược và hoàng bá có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân vẩy nến. Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến nhờ tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên. Người mắc được chỉ định uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4 – 5 viên. Thời gian uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 tiếng.
Cải thiện vẩy nến bằng “Trong uống – Ngoài bôi” từ Kim Miễn Khang và Explaq
Kem dược liệu Explaq có thành phần chính là chitosan kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi... tá dược tuýp 35g. Sản phẩm giúp làm mát da, ngăn ngừa tình trạng ngứa rát, nuôi dưỡng, tái tạo làn da hiệu quả. Người mắc vẩy nến được chỉ định thoa kem Explaq 2 lần/ngày vào vùng da tổn thương sau khi đã rửa sạch vết thương bằng khăn mềm và nước ấm.
Ngoài di truyền thì các yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học sẽ làm bùng phát vẩy nến. Vì thế, hãy tránh xa bệnh bằng cách tập luyện thể thao hàng ngày, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngủ đủ giấc, tránh xa stress, bia rượu và sử dụng sản phẩm thiên nhiên mỗi ngày.
Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ chi tiết nhất.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh