Nghiên cứu tác dụng của L-carnitine đối với cơ thể

L-Carnitine là gì?

L-Carnitine là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể. Nó còn được gọi là vitamin BT.

L-Carnitine giúp vận chuyển các acid béo vào trong nhà máy năng lượng của tế bào.Chỉ tại nơi đây, các acid béo mới được chuyển hóa và tạo ra năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động. L-Carnitine rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Nếu không có L-Carnitine, các acid béo không thể đến được nơi sản xuất năng lượng, khi đó, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng, còn chất béo thì trở nên thừa và tích tụ lại.

L-Carnitine đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể đối với việc:

- Tạo ra năng lượng từ chất béo (chuyển hóa chất béo)

- Bảo đảm sức bền cho các vận động viên

- Cung cấp năng lượng cho tim và các tế bào miễn dịch.

L-Carnitine hiện diện ở đâu trong cơ thể người?

L-Carnitine hiện diện tự nhiên trong cơ thể, với tổng cộng khoảng 20-25 gram. Các cơ quan và tế bào đòi hỏi năng lượng cao như tim, cơ, tế bào miễn dịch, não bộ, dây thần kinh, tinh dịch chứa lượng L-Carnitine cao nhất và các cơ quan này không thể thực hiện tốt chức năng của chúng nếu không được cung cấp đầy đủ L-Carnitine.

Cơ thể chúng ta chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ L-Carnitine, nếu có đầy đủ các tiền chất (gồm hai loại acid amin thiết yếu là lysine và methionine và các đồng tố là vitamins C, B3, B6 và chất sắt). Việc cung cấp không đầy đủ bất kỳ một thành phần nào trong các chất dinh dưỡng này sẽ hạn chế khả năng tạo ra L-Carnitine cho cơ thể.

L-Carnitine có ở đâu trong thức ăn của chúng ta?

Một phần L-Carnitine có sẵn trong thức ăn của chúng ta. Các loại thịt đỏ (thí dụ: thịt cừu, thịt nai và thịt bò) đặc biệt chứa nhiều L-Carnitine. Cá, thịt gia cầm, sữa và sữa mẹ chứa một lượng ít hơn, trong khi các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa rất ít L-Carnitine. Trung bình mỗi ngày chúng ta cần tiêu thụ khoảng 100-300 mg L-Carnitine từ thức ăn.

Bảng tham khảo hàm lượng l-Carnitin có trong các loại thực phẩm:

Thịt nai, thịt bò                                                   100-220 mg/100g

Thịt heo, thịt thỏ                                                 20-30 mg/100g

Thịt gia cầm                                                      6-30 mg/100g

Cá                                                                    6-20 mg/100g

Xúc xích                                                            1-20 mg/100g

Sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa                   1-10 mg/100g

Nấm                                                                 1-5 mg/100g

Trái cây, rau củ,các loại quả hạch,ngũ cốc           0-1 mg/100g

Ai cần bổ sung L-Carnitin?

Việc bổ sung L-Carnitin giúp duy trì sức khỏe trong giai đoạn bị căng thẳng và tối ưu hóa chất lượng cuộc sống. Nhờ vào tầm quan trọng về chức năng cơ bản của L-Carnitine trong chuyển hóa năng lượng, việc bổ sung đầy đủ L-Carnitin sẽ rất có lợi trong các trường hợp:

- Những người thừa cân, béo phì và cần kiểm soát trọng lượng cơ thể

- Các vận động viên

- Phụ nữ  có thai và cho con bú

- Người lớn tuổi

- Người ăn kiêng và những người rất ít ăn thịt

- Người muốn duy trì và tăng cường sức khỏe.

L-Carnitin có thể giúp giảm cân không?

L-Carnitine góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh thể trọng trong thời gian dài như một phần của chương trình kiểm soát cân nặng.

Các nhà khoa học đã chứng minh được L-Carnitine thúc đẩy sự  đốt cháy chất béo trong thức ăn: nếu L-Carnitine được dùng chung với chất béo, chất béo được đốt cháy nhanh hơn do đó chất béo ít được tích trữ trong mô của cơ thể hơn.

Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng L-Carnitine còn giúp làm giảm cảm giác đói, giảm lượng năng lượng được hấp thu vào cơ thể và làm giảm lượng mỡ trong máu.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy kết hợp giữa việc bổ sung L-Carnitine với việc giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn so với chỉ bổ sung L-carnitin. Nếu được kết hợp với hoạt động thể chất phù hợp nữa sẽ cho bạn một thể trọng lý tưởng.

Các lợi ích của L-Carnitine đối với các vận động viên là gì?

Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học giải thích các tác dụng hữu ích của L-Carnitine đối với các vận động viên và những người năng động liên quan đến tối ưu hóa thể trạng, trì hoãn sự mệt mỏi và thúc đẩy nhanh tiến trình hồi phục.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát được việc giảm các gốc tự do làm cho cơ quan ít bị tổn thương hơn và giảm tình trạng đau nhức cơ sau khi luyện tập đối với các vận động viên được bổ sung Carnitin

L-Carnitine còn thúc đẩy việc đốt cháy mỡ, làm giảm sự bẻ gẫy các acid amin và thúc đẩy sự tổng hợp protein cũng như việc hình thành khối cơ.
L-Carnitine được xem như là một chương trình luyện tập nội thể.L-Carnitine thúc đẩy việc gia tăng và kéo dài sự vui thích trong hoạt động thể chất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác trong các giai đoạn hoạt động với cường độ cao.

L-Carnitin có được xem là chất kích thích không?

L-Carnitine không phải là một chất kích thích và cũng không bị liệt vào danh sách chất kích thích tại bất kỳ quốc gia nào cũng như trên thế giới.
Đây là một chất dinh dưỡng tự nhiên được tìm thấy cả trong thực phẩm và trong cơ thể người giúp các vận động viên đáp ứng yêu cầu về tăng cường thể trạng dựa trên các nguồn L-Carnitine này.L-Carnitine đã được các vận động viên hàng đầu sử dụng một thời gian dài từ Thế Vận Hội 1980 cho đến nay.

L-Carnitine có các tác dụng phụ không?

L-Carnitine có mặt tự nhiên trong cơ thể và trong thức ăn. Đây là chất dinh dưỡng an toàn và có thể sử dụng kéo dài hàng tháng hay thậm chí hàng năm mà không có tác dụng phụ nào.

Các Ủy ban An toàn Thực Phẩm Châu Âu (The European Food Safety Authorities) đã tiến hành đánh giá tính an toàn của L-Carnitine và kết luận việc bổ sung L-Carnitine với liều lượng lên tới 2g mỗi ngày vẫn an toàn đối với người.

L-Carnitine có được dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú không?

Nhu cầu về L-Carnitine của cơ thể tăng mạnh trong thời kỳ mang thai và cho con bú, và nhu cầu này không dễ dàng được đáp ứng đủ bằng thức ăn.
Việc giảm mạnh lượng L-Carnitine trong cơ thể được quan sát thấy sớm vào tuần thứ 12 của thai kỳ.
Do đó, việc bổ sung L-Carnitine vào khẩu phần giúp làm tăng hấp thu L-Carnitine rất hữu ích trong thai kỳ.

L-Carnitin đóng vai trò gì đối với tim?

Tim là bộ phận cơ quan trọng nhất của chúng ta, luôn hoạt động với cường độ cao và liên tục. Tim sử dụng khoảng 70% năng lượng được tạo ra từ các acid béo.

L-Carnitine là chất vận chuyển liên tục các acid béo vào trong ty thể (một cơ quan đặc biệt thiết yếu trong tim) để từ đó tạo ra năng lượng cho tim hoạt động. Điều này giải thích vì sao L-Carnitine trở thành một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho tim và vì sao tim cần một lượng lớn chất L-Carnitine.

Một số lớn các nghiên cứu cũng đã báo cáo về tác dụng hữu ích của L-Carnitine đối với các bệnh về cơ tim, sự phân giải chất béo trong tim và chứng loạn nhịp tim.

Do vậy, L-Carnitine có thể được dùng để duy trì sức khỏe cho tim nhưng nó không thể thay thế việc điều trị bằng thuốc trong một số trường hợp.

Tại sao người lớn tuổi khó sử dụng L-Carnitine có hiệu quả?

Khả năng tạo ra L-Carnitine của cơ thể giảm theo tuổi. Thêm vào đó, người lớn tuổi thường giảm khẩu phần thịt vì một số lý do, điều này khiến cho việc hấp thu L-Carnitine trong thức ăn giảm theo.

Hơn nữa, sự chuyển hóa chất béo chậm dần ở tuổi già. Người lớn tuổi mất nhiều protein trong cơ bắp hơn, và từ đó cơ khối quan trong cũng mất đi. Cùng lúc, càng nhiều chất béo bị tích tụ, và điều này càng làm tăng trọng lượng cơ thể.

L-Carnitine giúp cho sự chuyển hóa chất béo tiếp tục trở lại và đốt cháy nhiều chất béo hơn. Đó là lý do tại sao L-Carnitine trở thành chất dinh dưỡng quan trọng đối với người lớn tuổi, nhằm giúp họ duy trì sức khỏe, sức sống và sức bền.

Người ăn kiêng có bị tăng tình trạng thiếu hụt L-Carnitine không?

Người ăn kiêng thường có rất ít L-Carnitine cũng như các tiền tố giúp tạo ra L-Carnitine trong cơ thể. Người ta đã chứng minh rằng những người ăn kiêng có hàm lượng L-Carnitine trong máu thấp hơn.

Thể trạng suy giảm và nhanh bị mỏi cơ là các dấu hiệu của hiện tượng lượng L-Carnitine thấp.

Vì vậy việc bổ sung L-carnitin là cần thiết đối với những người ăn kiêng.

Sử dụng L-Carnitine như thế nào?

Giống như các loại vitamin khác, L-Carnitine nên được dùng vào buổi sáng, giờ ăn trưa hoặc đầu giờ chiều. Không nên sử dụng L-Carnitine vào buổi tối hoặc trước giờ ngủ do hàm lượng L-Carnitine cao hơn có thể khiến mọi người hoạt động nhiều hơn và làm tăng sự tỉnh táo gây khó ngủ.

L-Carnitine nên được dùng với liều lượng không quá 500-1000 mg cũng như trong và sau bữa ăn.

L-Carnitine là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, và tương tự các loại vitamin hòa tan trong nước khác, cần hạn chế sự dư thừa đối với các bệnh nhân về thận.

Theo nguyentampharma.com.vn



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.