Ngứa ngáy, bong tróc, chảy mủ, nước trên da khi bị vảy nến phải làm sao?

Vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính phổ biến. Ngứa ngáy, bong tróc, chảy mủ, nước trên da là những triệu chứng thường thấy của bệnh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý của người mắc. Vậy khi bị ngứa ngáy, bong tróc do vảy nến phải làm sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời cho thắc mắc trên nhé!

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2 - 3% dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi tế bào da mới. Nhưng với người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần so với bình thường. Do hiện tượng tăng sinh tế bào, các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng.

 Các tế bào da bong tróc nhiều khi mắc bệnh vảy nến

Các tế bào da bong tróc nhiều khi mắc bệnh vảy nến

>>>XEM THÊM: Mẹo giảm ngứa ngáy, khó chịu do vảy nến đơn giản, hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Những mảng da bong tróc, ngứa ngáy khi bị vảy nến khiến người mắc ngại ngùng, xấu hổ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh vảy nến? Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể được kể đến như:

- Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, bệnh vảy nến do di truyền chiếm tới 12,7%. Trường hợp cả cha và mẹ đều mắc vảy nến thì khả năng con bị bệnh là 40%.

- Môi trường sống: Các tác nhân như hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, nguồn nước không hợp vệ sinh sẽ khiến cho da rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc phải, làm tăng nguy cơ mắc vảy nến.

- Nhiễm khuẩn: Các ổ vi khuẩn khu trú do bệnh lý (viêm mũi họng, viêm amidan,…) có ảnh hưởng tới sự phát sinh vảy nến.

- Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi hay stress là nguyên nhân khiến cho bệnh vảy nến bùng phát.

 Căng thẳng, stress khiến bệnh vảy nến phát triển

Căng thẳng, stress khiến bệnh vảy nến phát triển

- Rối loạn chuyển hóa: Sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhất là chuyển hóa đường, đạm có liên quan đến việc hình thành nên bệnh vảy nến.

- Do dùng thuốc: Các thuốc kháng sinh, thuốc tiểu đường nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng sẽ có nguy cơ gây nên bệnh vảy nến.

Như vậy, có thể thấy rằng, rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn. Bình thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ nhận diện và tiêu diệt virus, vi khuẩn, tế bào già, lỗi, lạ,... Nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn tới rối loạn, nên đã nhận diện nhầm tế bào lành là “tác nhân gây hại” (trong bệnh vảy nến là tế bào biểu bì da), từ đó sinh ra phản ứng phá hủy, tấn công chúng. Điều này làm đảo lộn chu trình hoạt động của các tế bào da. Tế bào da bình thường sống trong khoảng 1 tháng, còn ở người bị vảy nến, tế bào biểu bì da chỉ sống được 3 - 4 ngày rồi chết đi và đào thải lên bề mặt da, tích tụ lại, màu trắng như sáp nến, chồng chất lên nhau, gây viêm, tạo thành những mảng tổn thương đỏ, sưng viêm, có vảy trắng và ngứa ngáy, đôi khi nứt nẻ, chảy máu. Như vậy, việc nắm rõ nguyên nhân sâu xa gây vảy nến sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả hơn.

>>>XEM THÊM: Người bị vảy nến nên bôi thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả

Ngứa ngáy, bong tróc, chảy mủ, nước trên da khi bị vảy nến phải làm sao?

Mục tiêu điều trị vảy nến là giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Phương pháp điều trị được xác định bởi loại, mức độ nghiêm trọng và khu vực da bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến. Bác sĩ có thể chỉ định kem bôi tại chỗ, sau đó chuyển sang phương pháp điều trị mạnh hơn nếu cần thiết. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện nay bao gồm:

Điều trị tại chỗ

Điều trị tại chỗ thường là phương pháp đầu tiên được sử dụng cho bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình bằng cách sử dụng các loại kem và thuốc mỡ tại khu vực bị ảnh hưởng. 

- Chất làm mềm là phương pháp điều trị giữ ẩm được áp dụng trực tiếp lên da để giảm sự mất nước và bảo vệ vùng da tổn thương. Lợi ích chính của chất làm mềm là giảm ngứa và hạn chế bong tróc vảy. 

 

Các loại kem dưỡng ẩm được sử dụng để điều trị vảy nến tại chỗ 

- Kem steroid hoặc thuốc mỡ (corticosteroid tại chỗ) thường được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình ở hầu hết các khu vực của cơ thể để giảm viêm. Điều này làm chậm quá trình sản xuất tế bào da và giảm ngứa. Corticosteroid tại chỗ có thể được bác sĩ kê toa và chỉ nên được sử dụng ở những vùng da nhỏ hoặc trên các mảng tổn thương dày. Việc lạm dụng corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến mỏng da.

- Kem tương tự vitamin D thường được sử dụng cùng hoặc thay thế cho kem steroid tại các khu vực như chân, tay, thân hoặc da đầu. Chúng hoạt động bằng cách làm chậm quá trình sản xuất tế bào da và chống viêm.

- Các chất ức chế calcineurin là thuốc mỡ hoặc kem làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp giảm viêm. Đôi khi, chúng được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến ảnh hưởng đến các khu vực nhạy cảm như da đầu, bộ phận sinh dục và nếp gấp trên da nếu kem steroid không hiệu quả.

- Dithranol được sử dụng trong hơn 50 năm để điều trị bệnh vảy nến. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn chặn sản xuất các tế bào da và ít tác dụng phụ. 

Quang hóa trị liệu vảy nến

Quang trị liệu sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để điều trị bệnh vảy nến. Liệu pháp này có thể được áp dụng trong bệnh viện và một số trung tâm chuyên khoa dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu. 

- Quang trị liệu UVB sử dụng bước sóng ánh sáng vô hình với mắt người. Ánh sáng làm chậm quá trình sản xuất tế bào da, có tác dụng đối với một số loại bệnh vảy nến chưa đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ.

- Psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA): Trước tiên, bạn sẽ được cung cấp một viên thuốc hoặc kem bôi có chứa các hợp chất psoralen. Điều này làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Sau đó, da sẽ được tiếp xúc với một bước sóng ánh sáng gọi là tia cực tím A (UVA). Ánh sáng này xuyên qua da sâu hơn ánh sáng cực tím B. Phương pháp này được sử dụng nếu bạn bị bệnh vảy nến nặng mà không đáp ứng với điều trị khác. Tác dụng phụ bao gồm: Buồn nôn, đau đầu, nóng rát và ngứa. Bạn có thể cần phải đeo kính đặc biệt trong 24 giờ sau khi uống hoặc bôi thuốc để ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Việc áp dụng lâu dài phương pháp điều trị này không được khuyến khích vì nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

 Quang hóa trị liệu vảy nến

Quang hóa trị liệu vảy nến

- Liệu pháp ánh sáng kết hợp: Kết hợp liệu pháp quang hóa với những cách điều trị khác giúp làm tăng hiệu quả của nó. Một số bác sĩ sử dụng phương pháp trị liệu bằng tia UVB kết hợp với nhựa than, vì nhựa than làm cho da dễ tiếp nhận ánh sáng hơn. Kết hợp phương pháp trị liệu bằng tia UVB với kem dithranol cũng có thể đem lại hiệu quả tích cực.

Phương pháp điều trị toàn thân

Nếu bệnh nghiêm trọng hoặc các cách chữa khác không hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định điều trị vảy nến toàn thân. Những loại thuốc này có thể rất hiệu quả trong điều trị vảy nến, nhưng chúng đều tiềm ẩn tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, trước khi bắt đầu điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn của bạn và bất kỳ rủi ro nào liên quan đến chúng.

Nếu đang có kế hoạch sinh con, mang thai hoặc đang cho con bú, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc mới nào để kiểm tra xem mức độ phù hợp đến đâu.

Có 2 loại điều trị toàn thân chính, được gọi là phi sinh học (thường được dùng dưới dạng viên nén hoặc viên nang) và sinh học (thường được dùng dưới dạng tiêm).

- Thuốc phi sinh học

+ Methotrexate có thể giúp kiểm soát bệnh vảy nến bằng cách làm chậm quá trình sản xuất tế bào da và ức chế viêm. Thuốc có thể gây buồn nôn và ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào máu. Sử dụng lâu dài làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Những người mắc bệnh gan không nên dùng methotrexate và không nên uống rượu. Methotrexate rất có hại cho em bé đang phát triển, vì vậy, phụ nữ không nên mang thai trong khi đang dùng thuốc này.

 Methotrexate là thuốc điều trị vảy nến được sử dụng phổ biến

Methotrexate là thuốc điều trị vảy nến được sử dụng phổ biến 

+ Ciclosporin là loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Tác dụng phụ của nó là làm tăng khả năng mắc bệnh thận và huyết áp cao.

+ Acitretin là một retinoid uống làm giảm sản xuất tế bào da. Nó được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến nghiêm trọng mà không đáp ứng với các phương pháp khác. Acitretin gây ra một loạt tác dụng phụ, bao gồm: Khô, nứt môi, khô mũi và hiếm hơn là viêm gan. Thuốc có hại cho thai nhi nên mẹ bầu không nên dùng thuốc.

- Thuốc sinh học: Phương pháp điều trị sinh học làm giảm viêm bằng cách nhắm mục tiêu các tế bào hoạt động quá mức trong hệ thống miễn dịch. Chúng thường được chỉ định nếu bạn bị bệnh vảy nến nặng mà không đáp ứng hoặc không thể sử dụng các phương pháp điều trị khác.

+ Etanercept được tiêm 2 lần/tuần và bạn sẽ được hướng dẫn cách thực hiện. Nếu tình trạng bệnh vảy nến không có sự cải thiện sau 12 tuần, việc điều trị sẽ được dừng lại. Tác dụng phụ chính của etanercept là phát ban nơi tiêm thuốc. Tuy nhiên, vì etanercept ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch nên nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

+ Adalimumab được tiêm 2 tuần/lần. Nếu không có sự cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến sau 16 tuần, việc điều trị sẽ được dừng lại. Các tác dụng phụ chính của adalimumab bao gồm: Đau đầu, phát ban tại chỗ tiêm và buồn nôn. 

+ Ustekinumab được sử dụng dưới dạng tiêm. Các tác dụng phụ chính của ustekinumab là nhiễm trùng cổ họng, phát ban tại chỗ tiêm và nhiễm trùng nặng.

Ngoài ra, bạn nên kết hợp cùng với các biện pháp dưới đây:

Dưỡng ẩm

Đây là điều cần thiết để giữ ẩm cho da vì nó có thể tăng tốc quá trình chữa lành và ngăn ngừa tình trạng ngứa. Tốt nhất, cần lựa chọn các loại kem dưỡng có tác dụng cấp nước, làm dịu da, không gây kích ứng cho người bị vảy nến.

Dầu gội và xà phòng tar cũng có thể giúp ích cho bạn. Các thành phần giúp tế bào biểu bì chết bong ra, chẳng hạn như axit salicylic, có thể làm giảm sự xuất hiện của những mảng da tổn thương. Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể gây kích ứng nên cần tham khảo kỹ tư vấn từ chuyên gia.

 Dưỡng ẩm giúp cải thiện bệnh vảy nến

Dưỡng ẩm giúp cải thiện bệnh vảy nến

Thay đổi lối sống

Khi vảy nến xuất hiện, việc giảm thiểu tiếp xúc với các yếu tố kích thích có thể ngăn chặn bệnh lan rộng. Cụ thể:

- Hãy đeo găng tay và đi giày khi làm bất kỳ công việc nào. Tốt nhất, nên hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh và lựa chọn thành phần các loại sữa tắm, dầu gội tránh gây kích ứng da.

- Luôn chú ý dưỡng ẩm da thường xuyên.

- Bổ sung rau, củ, quả giàu vitamin A, C, E, omega-3,... đều là những thực phẩm có khả năng kháng viêm tốt, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia.

>>> XEM THÊM: Cách điều trị bệnh vảy nến toàn thân

Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả

Để giúp người bệnh vẫn đảm bảo được sử dụng những nguyên liệu từ tự nhiên, an toàn khi dùng lâu dài và đặc biệt là tác động vào nguyên nhân gây vảy nến (sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch), các nhà khoa học đã kế thừa tinh hoa y học cổ truyền, cùng công nghệ bào chế tiên tiến để sản xuất thành công bộ đôi sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang & Explaq. Ra đời vào năm 2009, Kim Miễn Khang là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược. Cụ thể, tác dụng của các thành phần trong sản phẩm như sau:

Tác động vào nguyên nhân gây bệnh là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch từ đó giúp ổn định, điều hòa hệ miễn dịch

Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn rất hiệu quả. Do vậy, đây được biết đến là thảo dược quý trong điều trị vảy nến khi đã tác động vào nguyên nhân gây bệnh, đó là sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch.

 Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cao nhàu

Nhàu (Morinda citrifolia) là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn như vảy nến,...

Cao hoàng bá

Hoàng bá (Phellodendron amurense) chứa các chất hóa thực vật như berberine có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như vảy nến.

Giúp cải thiện các triệu chứng viêm, ngứa ngáy, đau rát, giảm những tổn thương trên da do vảy nến

Cao bạch thược

Bạch thược (Paeonia albiflora Pall.) có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu Dược lý cho thấy, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, do đó cải thiện triệu chứng của vảy nến hiệu quả.

Chiết xuất nhũ hương         

Chiết xuất nhũ hương (Boswellia serrata) có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Nghiên cứu về tác dụng của nhũ hương vào năm 2010 tại trường ĐH Brescia, Ý cho thấy, acid boswellic trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt, từ đó cải thiện các tổn thương trên da do vảy nến gây ra.

Cao nhàu

Nhàu (Morinda citrifolia) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn như vảy nến,...

Cao thổ phục linh

Thổ phục linh (Smilax glabra) có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp,... Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là vảy nến.

 Kim-Mien-Khang-giup-cai-thien-benh-vay-phan-hong.webp

Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn, hiệu quả

Có thể thấy, các thành phần trên hầu hết đều có tác dụng điều hoà miễn dịch, giảm viêm, chống dị ứng. Vì vậy, với người bị vảy nến, Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng, đau, lấy lại làn da mịn màng, hạn chế bong tróc, xù xì. Đồng thời, sản phẩm tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh là giúp nâng cao hệ miễn dịch, từ đó phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn vảy nến tái phát.

Kim Miễn Khang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Đặc biệt, sản phẩm đã được đánh giá thử nghiệm lâm sàng tại Da liễu Trung ương về hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến do PGS.TS Trần Lan Anh - Nguyên Trưởng Phòng Đào tạo bệnh viện Da liễu Trung ương - Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhóm dùng kết hợp Kim Miễn Khang có tỷ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện bệnh tốt rõ rệt mà không gây tác dụng phụ.

Bên cạnh Kim Miễn Khang, các chuyên gia cũng khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược Explaq chứa chitosan có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, bạt sừng, bong vảy, tăng cường miễn dịch tại vùng da vảy nến. Đặc biệt khi kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo. Do đó kem bôi thảo dược Explaq vừa có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, điều hòa miễn dịch ngoài da, kéo dài chu kỳ sống của tế bào, nhờ đó giúp cải thiện bệnh vảy nến, ngăn ngừa tái phát.

 Explaq giúp cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến

Explaq giúp cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến

Trong bối cảnh trên thị trường như “ma trận” các sản phẩm được quảng bá là giúp điều trị vảy nến, giới chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần hết sức tỉnh táo, tìm hiểu và chọn lựa những sản phẩm đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học, được giới chuyên gia cũng như hàng triệu người đánh giá cao. Và 2 trong số rất ít các sản phẩm đảm bảo tiêu chí này chính là bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” Kim Miễn Khang & Explaq đã phân tích ở trên. Bộ đôi này chính là giải pháp toàn diện, khi được kết hợp với nhau sẽ cho hiệu quả nhanh hơn nhờ tác động “nội công - ngoại kích”, tức là vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh (sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch bên trong cơ thể và vùng da bị bệnh), vừa cải thiện triệu chứng ngoài da (bong vảy, ngứa ngáy, viêm đỏ...)

Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh vảy nến

Rất nhiều người bị vảy nến đã sử dụng Kim Miễn Khang - Explaq và cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là anh Trần Bảo Quốc - SĐT: 0937.957.315 (trú tại số 24 Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh) bị vảy nến da đầu hơn 2 năm nay. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của anh đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.

 Anh Quốc đã cải thiện vảy nến da đầu nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Anh Quốc đã cải thiện vảy nến da đầu nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Xem thêm chia sẻ của anh Quốc trong video sau:

Bà Nguyễn Thị Kim Bình trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm, vảy nến lan rộng khắp cơ thể. Bà đã đi khám, uống thuốc khắp nơi mà không đỡ. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang, Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả sau 2 tháng.

 Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq 

Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Xem thêm chia sẻ của bà Bình trong video sau:

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện vảy nến thành công TẠI ĐÂY

 Ý kiến của chuyên gia 

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền tư vấn dưới đây:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn cách giảm ngứa do vảy nến ở mông an toàn, hiệu quả tại đây.

Tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, chảy mủ, nước trên da khi bị vảy nến sẽ được cải thiện nếu bạn tuân thủ phác đồ điều trị, xây dựng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng bộ sản phẩm trong uống - ngoài bôi Kim Miễn Khang và Explaq mỗi ngày. Hãy áp dụng ngay hôm nay nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline (Zalo/viber) 0916 757 545 / 0916 755 060.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.