Eczema (còn gọi bệnh chàm) là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm da, biểu hiện bởi các vùng da đỏ, có thể có mụn nước, ngứa dày lên, có vẩy. Trên thực tế, eczema có tới 7 loại khác nhau. Cụ thể đó là những loại nào? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh eczema là gì?
Eczema (chàm, viêm da cơ địa) là một trong những căn bệnh da liễu gây ra nhiều ám ảnh kinh hoàng cho người mắc trong những năm gần đây. Theo đó, bệnh được hiểu đơn giản là tình trạng viêm ở lớp thượng nông của da. Đây là căn bệnh mạn tính, tiến triển theo đợt và rất hay tái phát với triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn. Dưới đây sẽ là mô tả các giai đoạn và triệu chứng tương ứng, giúp người bệnh dễ nhận biết:
- Giai đoạn hồng ban: Biểu hiện của giai đoạn này là xuất hiện cơn ngứa ngáy khó chịu, khiến bệnh nhân không ngừng gãi, gây ra vết trầy xước và làm da xuất hiện các mảng, nốt đỏ.
- Giai đoạn nổi mụn nước: Các mụn nước với kích thước từ 1 - 2mm, tập trung thành từng đám và mọc hết lớp này đến lớp khác. Mụn có thể tự vỡ hoặc bị vỡ do cào gãi, khi vỡ sẽ rỉ ra dịch vàng và rất đau. Nếu có bội nhiễm thì các tổn thương trên da sẽ sưng phù với nhiều dịch tiết hoặc xuất hiện mủ.
- Giai đoạn đóng vảy tiết: Vài ngày sau khi các nốt mụn nước vỡ ra thì dịch nhầy bên trong và huyết tương bắt đầu khô lại, kèm theo đó, da chết bong ra thành từng mảng, để lộ lớp da non nhẵn bóng hơi sẫm màu.
- Giai đoạn hằn cổ trâu (liken hóa): Bị eczema càng lâu thì màu da người bệnh sẽ càng trở nên sẫm hơn, khi sờ vào da có cảm giác xù xì, thô ráp và nổi rõ các hằn da. Ngoài ra, ở giữa các hằn da xuất hiện những sẩn dẹt (liken hóa).
Ở cả 4 giai đoạn, người bệnh đều sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy. Đây là triệu chứng dai dẳng nhất và xuyên suốt, đồng hành cùng người bệnh.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da vảy nến không thể bỏ qua
Các loại bệnh eczema
Eczema là căn bệnh viêm da thường tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh được phân thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là 7 loại bệnh eczema thường gặp:
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là dạng phổ biến nhất của bệnh eczema. Bệnh thường khởi phát ngay từ khi còn nhỏ và có xu hướng nhẹ hơn hoặc khỏi hẳn khi trưởng thành. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng có thể do: Gen di truyền, hệ miễn dịch của da bị suy yếu hoặc môi trường ô nhiễm với nhiều thành phần gây kích ứng.
Viêm da dị ứng là dạng phổ biến nhất của bệnh eczema
Cùng với hen suyễn và viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng là một trong “bộ ba dị ứng” với những triệu chứng sau:
- Phát ban ở khuỷu tay hoặc đầu gối.
- Da ở những vùng phát ban đổi màu và dày hơn.
- Có thể có mụn nước và nếu bạn gãi thì mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, dễ nhiễm trùng.
- Viêm da dị ứng trẻ em thường có hiện tượng phát ban ở đầu và má.
Viêm da tiếp xúc
Nếu da ửng đỏ, bị kích thích khi chạm vào các chất gây kích ứng như: Chất tẩy rửa, thuốc tẩy, trang sức, mủ cao su, niken, sơn, nhựa cây, mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa, thậm chí là khói thuốc lá,… thì bạn có thể bị viêm da tiếp xúc.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Ngứa, đỏ, bỏng da.
- Nổi mề đay.
- Xuất hiện mụn nước, sau đó chúng vỡ ra và đóng vảy.
- Sau một thời gian, da có thể dày lên và có vảy.
Tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa gây ra mụn nước nhỏ trên bàn tay và bàn chân, thường do dị ứng, chân tay ẩm ướt, tiếp xúc với các chất như niken, coban hoặc muối crom. Phụ nữ mắc bệnh tổ đỉa nhiều hơn nam giới. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa là:
- Xuất hiện mụn nước trên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân, gây đau hoặc ngứa.
- Da có thể căng ra, nứt nẻ và bong tróc.
Bệnh chàm tay
Bệnh chàm chỉ ảnh hưởng đến bàn tay của bạn được gọi là bệnh chàm tay. Bạn có thể bị chàm tay nếu thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng da như bột giặt, thuốc làm tóc. Triệu chứng của bệnh chàm tay xảy ra ở tay, gồm:
- Tay bị đỏ, ngứa và khô.
- Có thể hình thành các vết nứt hoặc mụn nước trên tay.
Bệnh chàm tay xảy ra khiến tay bị ngứa và khô
Viêm da thần kinh
Viêm da thần kinh gần giống với viêm da dị ứng, thường xuất hiện ở những người bị viêm da hoặc vảy nến. Nguyên nhân gây viêm da thần kinh chưa được xác định rõ ràng nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh có thể xảy ra do căng thẳng. Nếu có các triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đang bị viêm da thần kinh:
- Trên cánh tay, chân, sau gáy, trên da đầu hoặc bộ phận sinh dục có các mảng dày, có vảy, có thể gây ngứa dữ dội khi bạn đang nghỉ ngơi.
- Nếu bạn gãi những mảng da này, chúng có thể chảy máu và nhiễm trùng.
Eczema thể đồng tiền
Đây là tình trạng các đốm tròn, hình đồng xu xuất hiện trên da của bạn. Bệnh eczema thể đồng tiền có thể gây ngứa dữ đội hoặc đóng vảy. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bị côn trùng cắn, hoặc da phản ứng với kim loại hay hóa chất.
Viêm da ứ đọng
Viêm da ứ đọng xảy ra khi dịch lỏng từ tĩnh mạch rò rỉ, thấm vào da gây sưng, ngứa và đau. Bệnh thường xảy ra ở những người có vấn đề về lưu thông máu dưới chân. Triệu chứng của viêm da ứ đọng bao gồm:
- Sưng lòng bàn chân, đặc biệt là khi đi lại.
- Chân trở nên nặng nề, đau đớn và có thể bị lở loét.
- Giãn tĩnh mạch.
- Da khô, ngứa.
>>> XEM THÊM: Phân biệt căp anh em cùng cha khác mẹ vảy nến và eczema thế nào?
Cách điều trị bệnh eczema
Trước hết, bạn cần tránh tiếp xúc với các chất gây ra tình trạng dị ứng hoặc kích ứng của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể phải thử nhiều loại thuốc và nhiều phương pháp điều trị để thoát khỏi bệnh eczema. Cụ thể:
- Thuốc kháng histamin để kiểm soát cơn ngứa.
- Kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ để làm giảm ngứa. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể uống steroid để kiểm soát sưng.
- Các chất ức chế calcineurin làm giảm phản ứng miễn dịch gây đỏ da, ngứa.
- Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng da.
- Liệu pháp ánh sáng để chữa lành vết phát ban.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh eczema
Hầu hết các phương pháp điều trị eczema hiện nay mới chỉ quan tâm đến vấn đề cải thiện triệu chứng. Bất cập hơn là bệnh có thể tái phát khi gặp phải các tác nhân như: Môi trường bụi bẩn, tiếp xúc với hóa chất,...
Nhận thấy điều đó các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Kim Miễn Khang không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn giúp ngăn ngừa tái phát. Để có được tác dụng tuyệt vời như vậy là nhờ sự kết hợp của các thảo dược quý có trong thành phần của Kim Miễn Khang, cụ thể:
Sói rừng (Sarcandra glabra) Vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, cây sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.
Cao nhàu
Nhàu (Morinda citrifolia) là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo GS.TS Đào Văn Phan và GS.TS Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn như eczema,...
Cao bạch thược
Bạch thược (Paeonia albiflora Pall.) có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu Dược lý cho thấy, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, giảm ngứa cho da do đó cải thiện triệu chứng của bệnh eczema hiệu quả.
Cao hoàng bá
Hoàng bá (Phellodendron amurense) có chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như eczema.
Cao thổ phục linh
Thổ phục linh (Smilax glabra) có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp,... Nó thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là bệnh eczema.
Chiết xuất nhũ hương
Chiết xuất nhũ hương (Boswellia serrata) có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Một nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường ĐH Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt, ngăn ngừa các triệu chứng tổn thương da tái phát, từ đó cải thiện các tổn thương trên da do bệnh eczema.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh eczema
Với thành phần từ thảo dược, Kim Miễn Khang được đánh giá cao và nhiều người dùng tin tưởng về độ an toàn, không gây tác dụng phụ, kể cả khi sử dụng trong thời gian dài và không tương tác với các thuốc điều trị khác.
Ngoài Kim Miễn Khang các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kết hợp kem bôi thảo dược Eczestop. Đây là kem bôi ngoài da có nguồn gốc từ tự nhiên với các thành phần bao gồm: Kẽm salicylate, nano bạc, chitosan, tinh dầu hạt neem, chiết xuất vỏ thân núc nác, dầu dừa đã đáp ứng được những mục tiêu hỗ trợ điều trị eczema một cách hiệu quả. Trong đó, sự kết hợp giữa kẽm salicylate với nano bạc giúp tăng cường sức khỏe của làn da; tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm. Chiết xuất vỏ núc nác, neem, kẽm giúp giảm dị ứng, giảm ngứa. Dầu dừa, chitosan giúp dưỡng ẩm, giúp da mềm mại và tăng cường tái tạo da; từ đó giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa eczema tái phát một cách hiệu quả.
Eczestop giúp hỗ trợ điều trị bệnh eczema
Bài viết đã giúp bạn phân loại bệnh eczema và cách điều trị như thế nào. Hãy chú ý tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng và đừng quên áp dụng giải pháp dùng Kim Miễn Khang & Eczestop để cải thiện bệnh eczema, bạn nhé!
Chia sẻ của người dùng Kim Miễn Khang
Không chỉ eczema mà Kim Miễn Khang còn có hiệu quả trên các bệnh tự miễn khác như vảy nến. Điển hình như trường hợp của anh Trần Bảo Quốc (trú tại số 24 Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh – SĐT: 093.7957.315) làm nghề sửa xe, thường xuyên tiếp xúc với dầu nhớt. Hơn 2 năm nay, anh đau khổ vô cùng vì bị vảy nến da đầu. Dù đã đi khám nhiều nơi, uống và bôi nhiều loại thuốc từ tây y đến đông y nhưng tình trạng không thuyên giảm. Nhưng niềm vui đã đến khi chỉ sau 2 tháng dùng Kim Miễn Khang, tình trạng vảy nến da đầu của anh đã cải thiện rất tích cực.
Anh Quốc đã cải thiện vảy nến da đầu nhờ sử dụng Kim Miễn Khang
Xem thêm chia sẻ của anh Quốc trong video sau:
Đánh giá của chuyên gia
Hỗ trợ điều trị vảy nến bằng sản phẩm thảo dược. Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn dưới đây:
Để biết thêm thông tin về bệnh eczema và sản phẩm Kim Miễn Khang, vui lòng gọi hotline (Zalo/viber) 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006107 để được tư vấn.
*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Hải Anh