Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh rất thường gặp, chiếm 2-3% dân số thế giới. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuôc. Các thuốc điều trị vẩy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids có nhiều độc tính và tác dụng phụ nên người thầy thuốc cần phải theo dõi sát những bệnh nhân sử dụng các thuốc này. Nguyên nhân của vẩy nến hiện nay được chứng minh có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Vì vậy, các thuốc điều chỉnh miễn dịch chọn lọc với độc tính ít hơn được xem như một thế hệ trị liệu mới trong việc kiểm soát và điều trị vẩy nến.
Thương tổn trên da của bệnh vẩy nến
Mục tiêu điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu là:
- Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì;
- Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1;
- Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1;
Vẩy nến hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ làm giảm, sạch thương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng dựa vào tuổi, giới, dạng lâm sàng, vị trí sang thương cũng như sự lan tỏa của bệnh.
Điều trị bệnh vẩy nến
Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vẩy nến mức độ nhẹ và trung bình. Vẩy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống.
Có rất nhiều thuốc được sử dụng tại chỗ trong điều trị vẩy nến. Gần đây, một số loại thuốc mới như tazaroten và tacrolimus cũng có hiệu quả trong điều trị vẩy nến.
Bảng 1: Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc |
Ưu điểm |
Tác dụng phụ |
Corticoisteroid |
Dễ sử dụng, tác dụng nhanh |
Teo da, giãn mạch, ức chế thượng thận, dễ tái phát. |
Calcipotriene |
Dung nạp tốt |
Có thể gây kích ứng da, tăng canxi máu. |
Anthralin |
Chỉ thoa 1 lần trong ngày |
Nhuộm màu da, kích ứng da |
Tar |
Có thể dùng phối hợp với quang trị liệu |
Nhuộm màu da, chàm tiếp xúc, có mùi. |
Acid salicylic |
Rẻ tiền, dễ sử dụng |
Hiệu quả thấp, thoa nhiều lần, kích ứng da. |
Tazarotene |
Có thể thoa ở mặt và da non |
Có thể sinh quái thai, kích ứng da |
Bảng 2: Quang trị liệu
|
Ưu điểm |
Tác dụng phụ |
UVB (Goeckerman) |
Khỏi bệnh kéo dài, tỉ lệ sạch thương tổn cao. |
Tổn thương da do ánh sáng, phát ban ánh sáng đa dạng, tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da. |
PUVA |
Khỏi bệnh nhanh |
Tổn thương da do ánh sáng, lão hóa da sớm, tăng nguy cơ |
Bảng 3: Thuốc điều trị hệ thống cổ điển
Thuốc |
Ưu điểm |
Tác dụng phụ |
Ciclosporin |
Hiệu quả cao |
Đắt tiền, độc thận, tăng huyết áp, ức chế miễn dịch (tăng nguy cơ nhiễm trùng và ác tính nếu điều trị PUVA trước đó) |
Methotrexate |
Hiệu quả |
Gây quái thai, độc gan, xơ hóa phổi, ức chế tủy xương. |
Acitretin |
Hiệu quả tương đối |
Gây quái thai, độc gan, bất thường lipid máu, rụng tóc. |
Fumaric acid ester |
Hiệu quả |
Giảm tế bào lympho, tăng bạch cầu ái toan thoáng qua, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa, chứng đỏ bừng |
Hydroxyurea |
Hiệu quả tương đối |
Gây quái thai, ức chế tủy xương, rối loạn tiêu hóa, tăng sắc tố da, rối loạn chức năng thận, loét chân và miệng. |
Dapson |
Rẻ tiền, hiệu quả tương đối |
Dị ứng, thiếu máu tán huyết, methemoglobin huyết. |
Một số thuốc mới là các thuốc tác động lên các tế bào T hoặc tế bào trình diện kháng nguyên, Cytokine tập trung chủ yếu vào các mục tiêu chuyên biệt trong phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đang tỏ ra có hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn
Bệnh vẩy nến là bệnh tự miễn mạn tính, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể sống hòa bình với bệnh nếu có phương pháp điều trị đúng đắn và chế độ sinh hoạt hợp lí. Các thuốc ức chế miễn dịch hiện nay có hiệu quả trong việc kiểm soát vẩy nến đến một mức độ nhất định nhưng cũng còn nhiều bất lợi như độc tính cao và dễ tái phát khi ngưng điều trị. Ngày nay, một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sỹ trong việc kiểm soát bệnh vẩy nến là sản phẩm Kim Miễn Khang. Với các thành phần thảo dược thiên nhiên: sói rừng, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương… Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng tế bào, hỗ trợ điều hòa và phục hồi hệ miễn dịch trong các bệnh tự miễn như vẩy nến.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu trong đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng Kim Miễn Khang” từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013. Kết quả cho thấy Kim Miễn Khang có tỷ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện bệnh tốt rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng và cũng không có tác dụng không mong muốn.
Bà Trần Thị Bạch Liên (76 tuổi ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên) đã phải sống chung với vẩy nến từ nhiều năm qua. Chữa bệnh ròng rã suốt 6, 7 năm trời mà không đỡ, lại phải chịu những phiền toái của bệnh gây ra nên bà Liên phần nào thấy nản. Cứ tưởng “vô phương cứu chữa”, nhưng không ngờ trong một lần xem báo, bà Liên bắt gặp thông tin về Kim Miễn Khang, là sản phẩm hỗ trợ điều trị vẩy nến cho hiệu quả lâu dài. Mừng rỡ, bà Liên gọi điện ngay cho cháu gái đang học ở Hà Nội mua ngay Kim Miễn Khang về dùng. Thật kỳ diệu! Sau một tháng uống đều đặn với liều 10 viên/ngày, bà đã thấy cơ thể nhẹ nhàng, mát và dễ chịu hơn nhiều. Các nốt trên da lặn dần, da dẻ nhẵn nhụi, sáng hẳn lên, không bị đỏ nữa. Những chỗ da dày, xù xì thì xẹp xuống, mỏng dần…. Bà Liên rất mừng nên tiếp tục duy trì uống Kim Miễn Khang đều đặn.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”
Trong năm 2015, Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội khoa học và công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam bình chọn và nằm trong top 100 sản phẩm - dịch vụ Tin và Dùng Việt Nam 2015 do tạp chí tư vấn Tiêu và Dùng (thời báo Kinh tế Việt Nam) khảo sát.
Hoàng Lan