Vẩy nến các triệu chứng và hướng giải quyết

Từ lâu, vẩy nến đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi nó không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt, mà còn gây mất thẩm mỹ, tự ti cho bệnh nhân.

Bệnh vẩy nến

Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các tác nhân hóa chất, nhiễm độc, nhiễm trùng, tâm lý căng thẳng,... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vẩy nến được coi là bệnh lành tính, không lây lan nhưng lại tác động đến thẩm mỹ, tâm lý, làm người bệnh tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp.

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, đóng vẩy trắng đục, khi cạo, gãi thì vẩy bong ra giống như sáp nến. Các thương tổn này thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu, sau đó đến những vị trí thường bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối hoặc các nếp gấp. Nếu bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, những vị trí này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gẫy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng khớp làm hạn chế vận động, xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân (vẩy nến thể mủ) hoặc da toàn thân bị đỏ, căng (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt, mệt mỏi,…

Để vẩy nến không phát triển và lan rộng, bệnh nhân cần trút bỏ tâm lý tự ti, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh tổn thương da, stress, bia rượu… Giải pháp giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh thường được áp dụng là ngâm mình trong nước ấm, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thuốc bôi ngoài da như acid salicylic; vitamin A, D… và thuốc uống dùng toàn thân như: methotrexat, cyclosporin… Tuy nhiên, bệnh nhân cần thận trọng vì những thuốc này có thể gây tác dụng phụ, khả năng tái phát cao.  Trường hợp nặng có thể được áp dụng quang hóa liệu pháp nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư da nếu quá lạm dụng phương pháp này.

 Thu Nga



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.