Vẩy nến thường gây tổn thương ở vị trí nào?

Bệnh vẩy nến hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, nhưng những triệu chứng thì khá đặc trưng và điển hình, có thể dễ dàng nhận ra những thương tổn mà bệnh để lại trên da, móng hay khớp. Bệnh có tính chất mạn tính và việc điều trị cũng chỉ là giúp kiểm soát tình hình chứ không thể chữa được khỏi hoàn toàn.

Vẩy nến gây thương tổn da

 Bệnh gây nên thương tổn đặc trưng là những các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt da, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (vì vậy bệnh mới có tên gọi là “Vảy nến”) Những mảng đó này có rất nhiều hình dáng, kích thước khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn, thậm chí có thể lan ra toàn thân.

Những vùng hay tì đè, cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông chính là những nơi dễ xuất hiện dấu hiệu của vảy nến nhất . Tuy nhiên nếu không được điều trị triệt để, bệnh có xu hướng lan rộng và cuối cùng là lan ra toàn thân, gây rất nhiều khó chịu và mất thẩm mỹ.

Vẩy nến gây thương tổn móng

Theo thống kê thì có khoảng 30% – 40% bệnh nhân vảy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Bệnh nhân khá lo lắng bởi các móng sẽ ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt, có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng, không những mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả sinh hoạt của bệnh nhân.

Vẩy nến gây tổn thương móng

Vẩy nến gây tổn thương móng

Vẩy nến gây thương tổn khớp

Bệnh nhân mắc viêm khớp vẩy nến chiếm số lượng khá đông trong khoa cơ xương khớp nói chung. Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Tuy nhiên, nếu ở thể nặng, dai dẳng thì có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.

Vảy nến không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tiến triển lâu dài, theo từng đợt. Vì là mạn tính nên chỉ có thể kiểm soát tình hình và bệnh cũng rất dễ tái lại. Có khi sau một thời gian điều trị, bệnh ổn định, nhưng nếu không duy trì chế độ điều trị, sinh hoạt, làm việc hợp lý thì các thương tổn lại tái phát.

Để giảm bớt các tổn thương do vẩy nến gây ra, người bệnh nên đi khám thường xuyên, uống thuốc đều đặn do bác sĩ kê và bổ sung thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hữu ích, điển hình như Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, đã được nghiên cứu lâm sàng, Kim Miễn Khang cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giảm tổn thương cho người bị vẩy nến và ngăn ngừa tái phát.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Trang Thu

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.