Làn da chẳng giống ai vì… vẩy nến

Vẩy nến gây phiền toái, tự ti, thậm chí stress cho nhiều người mắc. Lời khuyên của thầy thuốc cần kiên trì điều trị và xác định tâm lý chung sống hòa bình với vẩy nến.

Bác Nguyễn Thị Sâm ở Bắc Giang bị vẩy nến thể giọt với biểu hiện là những nốt đỏ mọc thành đám ở nhiều nơi, sau đó lan ra khắp người. Ngoài gây bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, bệnh còn làm bác không dám tiếp xúc với nhiều người, luôn phải mặc quần áo dài để giấu đi phần da bị bệnh, thậm chí bác phải nghỉ việc vì sợ mọi người cười chê, chỉ muốn đi đâu thật xa để không ai biết đến mình.

Ảnh minh họa.

Khó chịu, tự ti, ngại giao tiếp là tình trạng chung của nhiều bệnh nhân vẩy nến. Đây là bệnh tự miễn điển hình, xảy ra do sự rối loạn hệ thống miễn dịch, vì vậy vẫn còn gặp khó khăn trong điều trị. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp đẩy lùi vẩy nến như dùng thuốc, quang hóa trị liệu… nhưng bệnh thường dễ tái phát. Các thuốc điều trị vẩy nến có thể gây tác dụng phụ lên gan, thận… do đó bệnh nhân cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Các thuốc điều chỉnh miễn dịch chọn lọc được xem như một thế hệ trị liệu mới, giúp bệnh nhân dễ dung nạp và ít gây độc tính hơn.

Do vẩy nến là bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài nên hiện nay, nhiều người đang lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa vẩy nến tái phát, không gây tác dụng phụ. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là Kim Miễn Khang. Khác với thuốc ức chế miễn dịch nguồn gốc hóa dược, các thảo dược trong Kim Miễn Khang giúp điều hòa miễn dịch, cho hiệu quả bền vững nên có tác dụng tốt đối với người bị vẩy nến.

Trường hợp của bác Sâm, sau khi uống Kim Miễn Khang đến tuần thứ 3, các nốt đỏ bắt đầu thâm lại. Sau 2 tháng thì bệnh chuyển biến rõ rệt, các nốt mất dần đi, hết sẹo, bác không còn ngứa ngáy, khó chịu và đặc biệt đã lấy lại sự tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang hàng ngày, người mắc cần tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị của chuyên gia, đồng thời giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái để sớm chiến thắng vẩy nến.

Vân Hà

 



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.