Lời tri ân của nhà giáo khi thoát khỏi bệnh tự miễn_copy

Gần đây, chúng tôi đã nhận được thư của thầy giáo Tạ Quang Sum (62 tuổi) – Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Cam Ranh, Khánh Hòa kể về quá trình chữa trị thành công căn bệnh tự miễn Pemphigus, biểu hiện là những nốt phỏng da, trợt loét ở khắp cơ thể, thậm chí cả trong vùng miệng, hầu họng, khiến thầy thường xuyên đau họng, khản tiếng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt... Dưới đây là nội dung bức thư của thầy.

“Năm 2007, tôi phát hiện mình bị bệnh ngoài da với triệu chứng bệnh lý khá nghiêm trọng: Da toàn thân rất dễ bị vỡ, trợt da khi có tác động từ những va chạm thông thường với bên ngoài. Tổn thương này xuất hiện nhiều ở các vị trí phải thường xuyên cọ xát hay tiếp xúc như lưng, bàn tay, bàn chân. Trong giao tiếp hàng ngày, sau mỗi lần bắt tay thì mu bàn tay của tôi nổi bóng nước, da bị trợt và rướm máu, từ đó tôi hạn chế bắt tay với người khác. Trong sinh hoạt bình thường hằng ngày như tắm rửa tôi không dám kỳ cọ mạnh, hay ngứa mà không thể gãi vì sợ trầy xước da.

Không chỉ biểu hiện ngoài da mà tình trạng này còn xuất hiện trong niêm mạc miệng. Thời điểm này, họng tôi thường xuyên bị đau, mỗi lần ho có kèm theo miếng da bị trầy trong cổ họng văng ra ngoài – nói khản, không rõ tiếng vì thanh quản bị sẹo dính; ăn khó vì hay bị nghẹn do sưng đầu thực quản; nếu ăn thức ăn hơi cứng thì trong miệng cũng nổi bóng nước kèm theo xuất huyết trên lưỡi và  thành miệng. Vì thế tôi luôn phải từ chối những lời mời đi tiệc tùng, việc đánh răng rửa mặt đối với tôi cũng khó khăn. Căn bệnh này đã làm tôi khổ sở vì gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cá nhân, công việc hàng ngày, trong giao tiếp thì khá mặc cảm. Tổng quan là trên cơ thể thường xuyên nổi nhiều bóng nước và dễ vỡ da. Tôi và gia đình rất lo âu.

 Thầy giáo Tạ Quang Sum

Thầy giáo Tạ Quang Sum

 Tôi đã đến nhiều bệnh viện Da liễu trên cả nước từ bệnh viện Da Liễu Khánh Hòa, đến bệnh viện Da Liễu ở Huế, Hồ Chí Minh để khám và điều trị, tôi nhận được kết quả chẩn đoán ban đầu là mắc bệnh Duhring Brocq, về sau được xác định là Pemphigus. Qua sách, báo tôi được biết, Pemphigus là bệnh tự miễn, tức là tình trạng cơ thể sinh ra tự kháng thể IgG, lắng đọng và bám chặt vào glycoprotein bề mặt tế bào biểu bì, phá hủy liên kết giữa các tế bào dẫn đến cấu trúc bề mặt da cũng như niêm mạc rất lỏng lẻo, dễ bị trợt da, hình thành bóng nước khi có va chạm. Tôi được chỉ định phải dùng thường xuyên các loại thuốc dạng corticoid. Tuy nhiên, tình trạng bệnh thuyên giảm chậm, phản ứng phụ từ thuốc làm cho cơ thể bị phù nề, khản tiếng kéo dài. Tôi cũng đã nhiều lần đến bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh, các bác sĩ nội soi khẳng định thanh quản của tôi bị xơ sẹo, có nhiều vết thâm. Tôi được chỉ định dùng thuốc nhưng chỉ có tác dụng cầm chừng, sau khi hết thuốc thì bệnh lại tái phát.

May mắn đến với tôi khi có người em gái của tôi tên Lê Thị Mai, chủ cửa hàng mua bán thuốc trong khu chợ Tô Hiến Thành – TP Hồ Chí Minh giới thiệu, động viên tôi nên dùng thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang (chủ hỗ trợ về da) và Tiêu Khiết Thanh (chủ hỗ trợ điều trị viêm họng, thanh quản). Tôi bắt đầu dùng hai loại này từ năm 2010 với liều 10 viên/ ngày, tôi dùng đến 6 tháng thì thấy khả năng xuất hiện bóng nước và trợt da giảm dần, tôi đã có thể gãi được, đã có thể kỳ cọ cơ thể một cách dễ dàng hơn. Tôi cảm thấy yên tâm và quyết định kiên trì tiếp tục sử dụng cho đến năm 2012 thì tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt: Độ bền cơ học của da toàn thân tốt hơn, tôi nói to và rõ hơn trước rất nhiều. Đến nay, có thể thấy mức phục hồi sức khỏe của tôi đã đạt đến 85% mà không hề có tác dụng phụ gì. Hiện giờ, tôi chỉ còn dùng thuốc theo chế độ củng cố là 2 viên/ ngày cho mỗi loại.

Niềm hạnh phúc của tôi bây giờ là cuộc sống đã trở lại gần như bình thường, tôi có thể làm những điều mình muốn, những cái bắt tay thân ái không còn dè dặt, ăn được nhiều món mà mình yêu thích, vui vẻ nhận lời mời đi dự tiệc... Trước đây, điều mơ ước lớn nhất của tôi là được gãi khi ngứa, thì bây giờ đã có thể làm điều này một cách dễ dàng.

* Tùy vào cơ địa mỗi người mà sản phẩm có tác dụng khác nhau

Cam Ranh, ngày 01 tháng 8 năm 2015

                                                                                                 TẠ QUANG SUM



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.