Vẩy nến là căn bệnh khó chữa với nhiều yếu tố khiến bệnh nặng thêm, đặc biệt vẩy nến rất dễ tái phát khi giao mùa.
Triệu chứng bệnh vẩy nến
Vẩy nến là bệnh do cơ thể rối loạn đáp ứng miễn dịch, có biểu hiện chủ yếu là các mảng bám ở trên da. Mảng bám này sản sinh ra tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết đi. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Vẩy nến thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân, ngón tay… Bệnh vẩy nến thường hay tái phát, đặc biệt rất dễ tái phát khi giao mùa.
Bệnh vẩy nến có nhiều yếu tố tác động đến sự tiến triển của bệnh như: thời tiết, giao mùa, sự căng thẳng, ăn uống không khoa học, một số loại dược phẩm, nhiễm trùng hay bệnh, tổn thương da, dùng chất có cồn, hút thuốc lá… Bệnh khiến người mắc thiếu tự tin, đặc biệt trong giao tiếp, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc.
Người mắc cần tránh chà xát mạnh lên vùng da tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc, có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy nhiều hơn. Bệnh nhân có thể dùng các thuốc dưỡng ẩm làm mềm da, nhất là khi thời tiết giao mùa để hạn chế bệnh tái phát. Tuy nhiên các thuốc như mỡ salicylic, crisofamic, gudron... nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc. Còn các mỡ corticoid, flucinar, xinala... ban đầu có thể cho kết quả tốt nhưng nếu lạm dụng thì sẽ gây tái phát nặng hơn.
Có thể nói, hầu như tất cả các thuốc từ cổ điển (asen, bismut, vitamin) đến hiện đại (kháng sinh, corticoid), hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tạo da... cũng chỉ mang lại kết quả không chắc chắn, không bền vững và đại đa số vẫn không thể ngăn ngừa được tái phát.
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ mà Kim Miễn Khang là sản phẩm dẫn đầu cho xu hướng này.
Chị Phạm Thị Minh Thu (TP. Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị bong vảy ở đầu rất rát, cạy ra thấy có màu hồng ở dưới. Sau đó, các vết vẩy nến lan rộng ra sau tai, cổ chân, nhất là hai bên mặt ngoài đùi chân và tay. Chị uống thuốc thì người mệt rũ, men gan tăng cao, bôi thuốc thì đau xót. Suốt mấy năm liền chị điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau mà bệnh vẫn tái phát, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Tình cờ, chị biết đến sản phẩm Kim Miễn Khang và đã mua về dùng. Chị dùng hết tháng thứ 3, vùng da tổn thương đỡ hẳn bong vảy và chuyển sang màu đỏ. Dùng đến hộp Kim Miễn Khang thứ 50, triệu chứng vẩy nến đã cải thiện gần hết: “Da gần như không còn nốt đỏ và bong vảy nữa, nhẵn nhụi, chuyển sang màu nâu thâm, có chỗ đã chuyển sang màu trắng gần như bình thường” - chị Thu tâm sự.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Sử dụng Kim Miễn Khang kết hợp ăn uống điều độ, phòng tránh các tác nhân gây hại sẽ giúp kiểm soát và ngăn chặn được nguy cơ vẩy nến tái phát, nhất là khi thời tiết giao mùa.
Nguyễn Hằng