Mắc vẩy nến là lo lắng của nhiều người, dù bệnh ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, tạo tâm lý e ngại giao tiếp với những người xung quanh.
Bệnh vẩy nến xuất hiện do sự rối loạn miễn dịch, gây ra tổn thương trên da, hình thành những mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm. Các vẩy màu trắng đục, có nhiều lớp dễ bong, khi cạo sẽ vụn ra như nến. Bệnh thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu, đôi khi khắp thân thể, gan bàn tay, bàn chân, các ngón chân…
Khi đã mắc vẩy nến, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tăng cường viatamin và khoáng chất,… cần hạn chế thịt, sữa, trứng, rượu bia. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da.
Dấu hiệu bệnh vẩy nến
Nhằm hạn chế vẩy nến phát triển lan rộng, bệnh nhân nên tránh để da bị tổn thương, tránh côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn, virus, stress, rượu và tăng cân… Đặc biệt, nếu vẩy nến trở nên nặng và khó chữa, bệnh nhân có thể chọn phương pháp dùng tia PUVA (quang hóa trị liệu) kết hợp với thuốc trị vẩy nến. Tuy nhiên, cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Thực tế đã có nhiều phương pháp điều trị vẩy nến được áp dụng, nhưng lại dễ gây tác dụng phụ, làm tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da nên người mắc rất e ngại khi sử dụng lâu dài. Trước bối cảnh đó, xu hướng hiện nay đang được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, hiệu quả bền vững, tiêu biểu trong số đó là Kim Miễn Khang. Sản phẩm có sự phối hợp độc đáo các dược liệu quý như: Sói rừng, Bạch thược, Nhũ hương, Hoàng bá, Thổ phục linh… tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch, giải độc… Công thức này giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát các bệnh tự miễn nói chung, cũng như vẩy nến nói riêng.
Mắc bệnh vẩy nến từ 5 năm nay, chị Trần Thị Bích Thảo (ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở đầu, rồi lan xuống cổ, lưng, chân, tay, rất khó chịu và mất thẩm mỹ. Chị Thảo đã điều trị ở khắp nơi, uống nhiều thuốc nhưng vẫn không tiến triển. Sau khi uống Kim Miễn Khang được hơn một tháng, chị Thảo thấy triệu chứng bắt đầu giảm, các vết vẩy nến thưa và mất dần, nhất là ở chân tay. Sau gần 3 tháng sử dụng Kim Miễn Khang, tình trạng vẩy nến của chị đã được cải thiện rất tích cực.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Điều trị vẩy nến đòi hỏi người mắc phải kiên trì, giữ tinh thần lạc quan. Việc sử dụng Kim Miễn Khang thường xuyên sẽ giúp việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị của người mắc đạt kết quả cao hơn.
Lê Đạt