Vẩy nến – hủy hoại làn da của người mắc. Phải làm sao?

Thống kê từ Viện da liễu Quốc gia cho thấy, có 2-3% bệnh nhân đến viện được phát hiện bị vẩy nến. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Điều phiền phức là vẩy nến rất dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến làn da trở nên sần sùi, xấu xí...

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng da chết dày lên trên nền đỏ. Các mảng có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (vẩy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm, khá đồng đều (vẩy nến giọt). Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vẩy nến toàn thân).

Khi cạo, gãi, vẩy bong ra dễ dàng giống như sáp nến hoặc có khi là mảng lớn. Các thương tổn này thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu, sau đó đến các vị trí thường bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, vùng sinh dục hoặc các nếp gấp. Khi bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, các móng này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gẫy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng các khớp làm hạn chế vận động (vẩy nến thể khớp). Trên da xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (vẩy nến thể mủ). Bệnh cũng có thể làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Bệnh nhân có tâm lý tự ti, trầm cảm, cô lập xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính tâm lý bi quan, lo lắng càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị. 

kim miễn khang - vaynen.co (ảnh minh họa)

Thương tổn trên da ở bệnh nhân vẩy nến

Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, bệnh vẩy nến được coi là bệnh tự miễn. Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây nguy cơ mắc bệnh như: cơ địa và di truyền, môi trường (ánh sáng), chấn thương thượng bì, nhiễm trùng, nội tiết, thuốc, stress, nghiện rượu. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được khẳng định rõ ràng.

Khi điều trị, người mắc được chỉ định thuốc điều trị tại chỗ chứa axit salicylic, các thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân có tác dụng ức chế miễn dịch như: methotrexat, cyclosporin,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày...

Hiện nay, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả, an toàn khi dùng lâu dài, đặc biệt là các sản phẩm đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín, điển hình cho xu hướng này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng có tác dụng phục hồi và điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, đồng thời kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… nên Kim Miễn Khang giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn vẩy nến tái phát.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, người mắc cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ theo từng giai đoạn bệnh, hạn chế bia, rượu, thuốc lá, tránh stress để giảm những tổn thương do vẩy nến, tìm lại làn da khỏe mạnh cho người mắc.

Thanh Loan (Nguồn: vaynen.co)



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.