Chào Hưng Long!
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Vảy nến là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về loại bệnh da liễu này. Mời bạn tham khảo!
Vảy nến có những loại nào?
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh tự miễn có tính chất mạn tính, ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số với khoảng 125 triệu người mắc trên toàn thế giới. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh vảy nến khác nhau cho tất cả mọi người. Các dấu hiệu vảy nến phổ biến bao gồm:
- Da có các mảng tổn thương đỏ, phủ vảy dày, bạc
- Da khô, nứt nẻ, có thể chảy máu
- Ngứa, rát hoặc đau nhức
- Móng tay dày, rỗ hoặc có rìa
- Các khớp có thể bị sưng và cứng.
Vảy nến có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các thể bệnh thường gặp:
- Bệnh vảy nến mảng bám: Bệnh gây ra các tổn thương da khô, nổi, đỏ, phủ vảy bạc. Các mảng bám có thể ngứa, nứt nẻ và chảy máu.
Dấu hiệu bệnh vảy nến mảng bám
- Bệnh vảy nến thể giọt: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Dấu hiệu bệnh là da xuất hiện các tổn thương hình giọt nước, có lớp vảy trên thân, cánh tay, chân và da đầu.
- Bệnh vảy nến đảo ngược: Loại này chủ yếu ảnh hưởng đến da ở nách, háng, dưới vú và xung quanh bộ phận sinh dục. Vị trí da bị vảy nến có màu đỏ tươi, đau rát.
- Bệnh vảy nến mủ: Dạng vảy nến không phổ biến này có thể lan rộng ra khắp cơ thể hoặc khu trú ở các diện tích nhỏ hơn trên bàn tay, bàn chân hoặc đầu ngón tay.
- Bệnh vảy nến toàn thân: Đây là loại vảy nến ít phổ biến nhất, bao phủ toàn bộ cơ thể, khiến làn da đỏ rát.
Ngoài ra, vảy nến có thể ảnh hưởng đến xương khớp, gây đau, sưng viêm khớp; Ảnh hưởng đến móng gây đổi màu, biến dạng móng.
Như thông tin cung cấp thì rất có thể, bạn đã bị vảy nến thể giọt hoặc vảy nến thể mảng. Bạn nên đến các chuyên khoa da liễu để khám và có biện pháp điều trị phù hợp, đúng cách.
>> Xem thêm: Bị vảy nến có được ăn thịt gà không?
Nguyên nhân gây vảy nến
Nguyên nhân gây vảy nến chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Các tế bào T giúp chống lại các chất lạ như virus hoặc vi khuẩn. Nhưng khi bị bệnh vảy nến, các tế bào T lại tấn công tế bào da khỏe mạnh do nhầm lẫn như cách chữa lành vết thương hoặc chống nhiễm trùng. Điều này khiến các tế bào da tăng sinh và chết đi nhanh chóng sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Các tế bào da chết được đẩy lên bề mặt da, chồng chất lên nhau, tạo thành các mảng tổn thương da đỏ, sưng viêm và có vảy trắng.
Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ bị vảy nến
Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến bao gồm:
- Nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng da.
- Chấn thương da như vết cắt hoặc trầy xước, vết cắn của côn trùng hoặc bị cháy nắng nghiêm trọng.
- Stress kéo dài.
- Hút thuốc lá.
- Uống quá nhiều rượu.
- Một số loại thuốc, bao gồm lithium điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét và iốt.
>> Xem thêm: Điều trị vảy nến ở bìu
Cách điều trị vảy nến
Hiện nay, chưa có thuốc chữa khỏi vảy nến hoàn toàn nhưng bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây:
- Điều trị tại chỗ: Bạn có thể sử dụng các loại kem và thuốc mỡ thoa trực tiếp lên da để điều trị hiệu quả bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Khi bệnh nặng hơn, bạn có thể cần sử dụng các loại kem kết hợp với thuốc uống hoặc liệu pháp ánh sáng.
- Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu): Phương pháp điều trị này sử dụng ánh sáng cực tím tự nhiên hoặc nhân tạo chiếu lên tổn thương da, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Quang hóa trị liệu vảy nến
- Sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm: Nếu bạn bị bệnh vảy nến nặng hoặc kháng với các loại điều trị khác, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Đây là phương pháp điều trị toàn thân. Do tác dụng phụ nghiêm trọng, một số loại thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và có thể cần phải xen kẽ với các hình thức điều trị khác.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến: Vảy nến tuy là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên người mắc vảy nến cần áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học và nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với bạch thược, nhàu, nhũ hương, thổ phục linh, hoàng bá,… có tác dụng tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh vảy nến.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Để cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả, các chuyên gia khuyến khích người mắc sử dụng thêm kem bôi ngoài da Explaq để cải thiện các triệu chứng ngoài da của vảy nến. Explaq có thành phần chính là chitosan, kết hợp với dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến ngoài da hiệu quả, an toàn.
Explaq hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, chắc hẳn bạn Hưng Long có đã lời giải đáp cho thắc mắc: Vảy nến là bệnh gì? Đừng quên có lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang và Explaq để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Vảy nến giai đoạn đầu có chữa khỏi được không?
Kinh nghiệm cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Bà Nguyễn Thị Kim Bình - số điện thoại: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang, Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.
Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác Việt trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Xem thêm kinh nghiệm cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả của nhiều người khác tại đây.
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải phân tích về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh vảy nến trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách điều trị vảy nến hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về vảy nến là bệnh gì cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Chúc bạn sức khỏe!