Bệnh chàm khô là gì? Dấu hiệu, nguyên tắc điều trị

Theo tình trạng bề mặt da mà chàm (eczema) được chia thành chàm khô và chàm ướt. Chàm khô điển hình với tình trạng da khô, đỏ và nứt nẻ. Bệnh lý này thường gặp vào mùa hanh khô và gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người mắc. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về bệnh chàm khô và có cách điều trị hiệu quả nhé!

Bệnh chàm khô là gì? Vị trí thường mắc chàm khô

Bệnh chàm khô là một dạng của eczema, điển hình với triệu chứng da khô, có vảy, đỏ và ngứa rát dữ dội. Chàm khô thường xuất hiện nhiều ở tay, chân, mặt gây khó chịu và mất thẩm mỹ.

Bệnh chàm khô ở tay và đầu ngón tay

Bệnh chàm khô ở tay ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh. Người mắc bệnh chàm có thể bị khô da, sưng đỏ, đau như châm chích, ngứa nhiều ở ngón tay, các khớp tay. Thậm chí, người bị chàm nặng có thể rướm máu và nứt toác bàn tay.

Chàm khô ở tay gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt

Chàm khô ở tay gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt

Bệnh chàm khô ở chân

Chàm cũng thường xuất hiện ở bàn chân, gót chân, mắt cá, ngón chân. Cũng giống như ở trên tay, chàm khô ở chân thường gây ngứa và đau khi di chuyển.  Chàm khô ở chân thường đóng vảy và thay đổi màu sắc da bàn chân.

Bệnh chàm khô ở mặt

Chàm khô ở mặt không chỉ gây khô, ngứa, khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ và khiến người mắc vô cùng tự ti. Chàm có thể kèm theo triệu chứng viêm da trên đầu, tai, cổ. 

Nguyên nhân bị chàm khô

Nguyên nhân bị chàm khô nói chung hay bệnh chàm nói riêng chưa rõ ràng. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng căn nguyên dẫn tới bệnh thường do 3 nhóm:

  • Rối loạn miễn dịch: Hệ thống miễn dịch chịu trách nhiễm tiêu diệt các yếu tố tấn công cơ thể. Khi bị rối loạn, thay vì tấn công các tác nhân như virus, vi khuẩn,... hệ miễn dịch lại tấn công chính tế bào da và gây ra bệnh chàm.
  • Di truyền: Trong bệnh tự miễn, nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nguyên nhân này chưa được làm rõ nhưng có thể do trong gia đình cùng thiếu hụt chất chuyển hóa nào đó trên da.
  • Tác nhân môi trường: Đối với bệnh chàm khô, môi trường có tác động rất lớn tới quá trình khởi phát bệnh. Việc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, hải sản,... có thể gây khởi phát chàm. Thời tiết hanh khô cũng là nguyên nhân khiến bệnh chàm trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.

Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất là nguyên nhân khởi phát chàm khô

Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất là nguyên nhân khởi phát chàm khô

>> Xem thêm: Cách phân biệt bệnh vẩy nến và chàm như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn

Phân biệt chàm khô và chàm ướt

Tùy theo tính chất trên da mà bệnh chàm được chia làm 2 thể là chàm khô và chàm ướt. Có thể dễ dàng phân biệt chàm khô và chàm ướt thông qua tính chất sau:

  • Chàm ướt: Bề mặt da có nhiều mụn nước li ti, bên trong có dịch mủ trắng hoặc dịch nước. Nếu gãi hay chà xát có thể khiến mụn bị vỡ và dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Chàm khô: Bề mặt da là những mảng đỏ rải rác gây khô, ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh tiến triển càng nặng thì da càng khô, nứt nẻ, bong tróc và nứt toác.

Bệnh chàm khô thường nặng hơn vào mùa đông do bề mặt da dễ bị khô.

Cách trị chàm khô hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh chàm muốn được kiểm soát tốt mục tiêu đầu tiên là điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng trên da và phòng ngừa các đợt tái phát.

Điều trị bệnh chàm khô bằng thuốc

Người mắc bệnh chàm khô có thể được chỉ định thuốc nhằm giảm ngứa, giảm sưng đỏ hoặc điều trị chàm bội nhiễm. Một số thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc kháng histamin đường uống như diphenhydramine (Benadryl) giúp giảm ngứa.
  • Kem hoặc thuốc mỡ chứa corticoid bôi tại chỗ để giảm ngứa. Một số trường hợp có phản ứng viêm nghiêm trọng có thể dùng corticoid đường uống như prednisolon.
  • Chất ức chế calcineurin như Tacrolimus giúp giảm ngứa, giảm đỏ.
  • Kháng sinh, kháng nấm được lựa chọn khi người bệnh bị chàm bội nhiễm.

Thuốc được chỉ định để giảm ngứa, đỏ và điều trị bội nhiễm trong chàm khô

Thuốc được chỉ định để giảm ngứa, đỏ và điều trị bội nhiễm trong chàm khô

Cách chữa chàm khô bằng phương pháp dân gian

Một số thảo dược có thể giúp giảm ngứa, làm mềm da và kháng khuẩn nhẹ trong bệnh lý chàm khô như:

  • Nha đam: Trong nha đam có chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất giúp làm dịu da nhanh chóng, dưỡng da, tăng cường hàng rào bảo vệ da và giảm hiện tượng đỏ rát, sừng hóa trên da.
  • Dầu dừa: Trong thành phần của dầu dừa có chứa vitamin E và nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Do đó, dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da mà còn giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm hiện tượng sừng hóa trên da.
  • Dưa leo: Trong dưa leo chứa chủ yếu là nước và một số khoáng thiết yếu. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hay bảo vệ da của dưa leo không được đánh giá cao nhưng đắp dưa leo giúp giảm nhanh các triệu chứng khô rát và ngứa ngáy ở người mắc bệnh chàm khô.
  • Yến mạch và baking soda: Tắm bằng hỗn hợp này giúp giảm ngứa.

Chăm sóc, dưỡng ẩm cho da bị chàm khô

Đối với bệnh chàm khô thì việc dưỡng ẩm cho da là vô cùng quan trọng. Dưỡng ẩm giúp da mềm mại, giảm ngứa, giảm hiện tượng gãi gây trầy xước trên da. Ngoài ra, dưỡng ẩm giúp kiểm soát quá trình tăng sinh lớp sừng trên da hiệu quả.

Người mắc bệnh chàm khô thường rất dễ bị dị ứng với các thành phần hóa học, do đó, người bệnh cần lựa chọn các sản phẩm có thành phần thảo dược dịu nhẹ trên da để tránh gây kích ứng.

Người mắc bệnh chàm khô cần phải dưỡng ẩm da

Người mắc bệnh chàm khô cần phải dưỡng ẩm da

>> Xem thêm: Bị bệnh CHÀM DA ở lưng gây ngứa ngáy, khó chịu, tôi đã vượt qua nhờ uống Kim Miễn Khang và bôi Eczestop

Phòng ngừa bùng phát chàm khô ở đối tượng có nguy cơ

Bệnh chàm thường bùng phát sau một đợt tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Người bệnh cần chú ý tránh xa các căn nguyên này và thực hiện các biện pháp tăng cường bảo vệ da sẽ giúp phòng ngừa bệnh chàm bùng phát và tái phát nhiều lần:

  • Dưỡng ẩm cho da hàng ngày và chú ý dưỡng ẩm nhiều hơn khi thời tiết hanh khô (mùa đông).
  • Tắm bằng nước mát, hạn chế tắm hay ngâm mình bằng nước nóng, bảo vệ da khi ra ngoài nắng.
  • Sau khi tắm nên dùng khăn mềm thấm nhẹ trên da và tránh chà xát.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có mùi hương. Sử dụng mỹ phẩm dịu nhẹ, thân thiện với làn da.
  • Mang găng tay hoặc đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc với hóa chất.
  • Lựa chọn các bộ quần áo thoải mái, sợi mềm, tránh cọ xát vào da.
  • Không gãi hay chà xát các mảng chàm cũ vì các vết xước trên da có thể khiến bệnh chàm nặng hơn và nhiễm trùng.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, hải sản,... 

Người mắc bệnh chàm khô cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

Người mắc bệnh chàm khô cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

Bộ đôi Kim Miễn Khang - Explaq “đánh bay” chàm khô từ gốc tới ngọn

Chàm khô gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, nếu chàm xuất hiện ở các vị trí dễ quan sát thấy sẽ khiến người mắc tự ti, mặc cảm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp điều trị hiệu quả cho người mắc bệnh chàm luôn là mục tiêu của nhiều chuyên gia da liễu. Tuy nhiên, bề mặt da của người mắc bệnh chàm dễ bị kích ứng, do đó, lựa chọn sản phẩm có tác dụng toàn diện trên bệnh chàm khô mà vẫn đảm bảo tính dịu nhẹ là vô cùng khó khăn.

Bộ đôi thảo dược Kim Miễn Khang - Explaq là sự lựa chọn tin cậy của rất nhiều chuyên gia da liễu trong kiểm soát bệnh chàm từ nguyên nhân miễn dịch tới giảm triệu chứng trên da.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với thành phần chính là cao sói rừng đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng “điều hòa miễn dịch” thông qua tăng cường số lượng và hoạt động của tế bào lympho T và tế bào NK (Nghiên cứu của Rongrong He và cộng sự năm 2009). Ngoài ra, cao sói rừng kết hợp cùng với bạch thược và thổ phục linh đã được ghi nhận nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền Trung Quốc về tác dụng hiệp đồng trong điều hòa miễn dịch. Trong thành phần của Kim Miễn Khang còn chứa cao nhàu, chiết xuất nhũ hương, boron, L-carnitine fumarate, hoàng bá,... giúp chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng và đau trên da hiệu quả.

Kim Miễn Khang giúp kiểm soát nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm khô

Kim Miễn Khang giúp kiểm soát nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm khô

dat-mua-nho.gif

Bên cạnh việc sử dụng viên uống Kim Miễn Khang, người mắc bệnh chàm khô nên kết hợp sản phẩm bôi ngoài da giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đỏ ngứa và dịu da nhanh chóng. Explaq là sự lựa chọn hoàn hảo cho người mắc bệnh chàm khô. Trong thành phần của kem bôi Explaq có chứa chitosan cùng với MSM, kẽm, dầu dừa,... giúp dưỡng ẩm, làm mềm và sạch vảy trên da. Đồng thời, sản phẩm còn có tác dụng tăng cường kích thích tái tạo tế bào da mới.

Kem bôi Explaq giúp dưỡng ẩm, làm mềm hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm trong bệnh chàm khô

Kem bôi Explaq giúp dưỡng ẩm, làm mềm hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm trong bệnh chàm khô

Sự kết hợp của bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” Kim Miễn Khang - Explaq giúp đem lại hiệu quả toàn diện cho người mắc bệnh chàm khô:

  • Kiểm soát nguyên nhân: Điều hòa miễn dịch, giảm tình trạng da khô.
  • Giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng: Dưỡng ẩm, làm mềm, giảm ngứa đỏ trên da. Sản phẩm giúp giảm chà xát, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm tốt.
  • Hỗ trợ phòng ngừa chàm khô tái phát nhiều lần: Giữ ẩm cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ cho da, từ đó giảm hiện tượng da khô, chà xát kết hợp với điều hòa miễn dịch giúp hỗ trợ phòng ngừa các đợt tái phát của bệnh chàm.

Nhiều người đã sử dụng bộ đôi sản phẩm trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da như chàm, vảy nến,...

Điển hình trong số đó là chị Lê Thị Lương (trú tại thôn 3, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Chị từng mắc viêm da cơ địa (1 dạng của bệnh chàm) 2 năm. Phần da căng đau, ửng đỏ trên mặt, cằm, mí mắt khiến chị rất tự ti. Dù đã thử nhiều biện pháp nhưng kết quả không như chị mong muốn. Tình cờ biết được nhiều người đã cải thiện bệnh chàm thành công nhờ Kim Miễn Khang và Explaq nên chị thử dùng 1 tháng và hiệu quả đem lại vô cùng bất ngờ. Cùng xem tiếp quá trình cải thiện bệnh viêm da cơ địa của chị Lương TẠI ĐÂY.

Chị Lương đã kiểm soát được bệnh viêm da cơ địa nhờ bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq

Chị Lương đã kiểm soát được bệnh viêm da cơ địa nhờ bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq

Bộ đôi Kim Miễn Khang - Explaq còn nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia. Cùng lắng nghe đánh giá của chuyên gia Nguyễn Thị Hiền về tác dụng của bộ đôi thảo dược “ trong uống ngoài bôi” trong kiểm soát bệnh vảy nến ở video dưới đây:

Nhằm tri ân khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm, nhãn hàng Kim Miễn Khang đang có chương trình tiết kiệm chi phí khi quý khách hàng mua sản phẩm, cụ thể:

  • Khi mua 6 hộp Kim Miễn Khang 30 viên được tặng ngay 1 hộp sản phẩm cùng loại.
  • Khi mua 1 hộp 180 viên hoặc 2 hộp 90 viên được tặng ngay 1 hộp sản phẩm Kim Miễn Khang 30 viên.

Đặc biệt, từ 01/4/2023-31/12/2023, khi mua Kim Miễn Khang loại 30 viên, 90 viên hoặc 180 viên có dán tem tích điểm, quý khách được tham gia chương trình "Tích điểm trúng Vàng, ngập tràn quà tặng" và có cơ hội trúng giải thưởng 01 chỉ Vàng SJC 9999 cùng nhiều giải sử dụng sản phẩm miễn phí.

Chàm khô là bệnh lý gây ra ngứa rát, khó chịu và mất thẩm mỹ cho người mắc. Hiện nay, để điều trị chàm khô, phương pháp được đánh giá cao là sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên thân thiện với làn da. Gần 15 năm trên thị trường, Kim Miễn Khang vẫn luôn là sự lựa chọn tin cậy của rất nhiều người bệnh và chuyên gia da liễu trong việc kiểm soát bệnh chàm khô.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị chàm khô. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý hoặc đặt mua sản phẩm Kim Miễn Khang chính hãng với giá ưu đãi, vui lòng liên hệ hotline 0916755060/0916757545 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322435#dyshidrotic-eczema

https://www.healthline.com/health/types-of-eczema#atopic-dermatitis 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19382462/



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.