[GIẢI ĐÁP] Eczema là gì? Những điều cần biết để điều trị hiệu quả

Eczema là bệnh ngoài da khá phổ biến với các triệu chứng thường gặp như ngứa, đỏ, khô da và kích ứng da,... Các triệu chứng này mang lại khá nhiều bất tiện cho cuộc sống hàng ngày của người mắc. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh eczema? Làm cách nào để nhận biết bệnh và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất là gì? Tất cả câu hỏi đều sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Eczema là gì? 

Eczema là bệnh viêm da mạn tính thường bắt đầu ở trẻ sơ sinh và kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. 

Có khá nhiều loại bệnh eczema khác nhau được phân chia dựa trên các biểu hiện của bệnh. Cụ thể:

  • Viêm da dị ứng: Đây là dạng eczema phổ biến nhất khiến cho da khô, ngứa và mẩn đỏ.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và thường các tổn thương da sẽ có hình của vật tiếp xúc ví dụ như hình quai dép, dây đồng hồ,... Các tổn thương thường gặp đó là da đỏ xung huyết, phù nề, có mụn nước, chảy dịch hoặc khô, da dày và có vảy.
  • Eczema bội nhiễm: Đây là dạng bệnh ít phổ biến hơn. Bệnh bắt đầu bùng phát với các mụn nước li ti ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc hai ngón tay. Điều này xảy ra do đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như kim loại.

Eczema bội nhiễm

Eczema bội nhiễm

  • Viêm da thần kinh: Vị trí thường thấy của dạng bệnh này là ở gáy, cánh tay hoặc chân với 1 hoặc 2 mảng ngứa dữ dội. Các yếu tố nguy cơ gây viêm da thần kinh đó là viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hoặc đơn giản chỉ vì da rất khô.
  • Tổ đỉa: Hay còn được gọi là eczema thể đồng tiền xuất hiện sau khi bị bỏng hoặc côn trùng cắn.
  • Viêm da tiết bã nhờn: Thường xảy ra trên các vùng có nhiều tuyến bã nhờn.
  • Viêm da ứ nước: Thường xuất hiện trên người tuần hoàn máu kém và thường được tìm thấy ở cẳng chân.

Triệu chứng của eczema 

Các triệu chứng thông thường nhất của bệnh eczema đó là ngứa, khô, thô ráp kèm theo bong tróc, viêm và kích ứng da. Bệnh có các thời kỳ bùng phát sau đó giảm dần triệu chứng và xuất hiện với các đợt tái phát. 

Các triệu chứng khác đó là:

  • Ngứa dữ dội.
  • Các mảng da màu đỏ hoặc xám nâu.
  • Vết sưng nhỏ, chứa dịch và chảy dịch khi bị trầy xước.
  • Các mảng vảy khô chảy ra màu vàng và là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Da dày lên, đóng vảy.
  • Đau và cảm giác thô da.

Triệu chứng của bệnh eczema

Triệu chứng của bệnh eczema

Nguyên nhân gây bệnh eczema

Có khá nhiều yếu tố góp phần gây bệnh eczema, cụ thể:

  • Khi một chất kích ứng hoặc các chất gây dị ứng từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng viêm và bùng phát trên bề mặt da. 
  • Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh ngoài da thì khả năng mắc eczema sẽ cao hơn.
  • Thiếu filaggrin: Đây là loại protein tổng hợp dạng sợi có nhiệm vụ giữ ẩm cho da. Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh eczema không thể sản sinh đủ filaggrin.
  • Tiếp xúc thời gian dài với không khí khô nóng hoặc quá lạnh.
  • Một số sản phẩm dùng ngoài da như xà phòng, dầu gội, sữa tắm,... có chứa hương liệu hoặc các chất kích ứng da.
  • Bột giặt hoặc chất xả vải kích ứng da.
  • Vải mặc hàng ngày thô, ráp.
  • Chất tẩy rửa bề mặt hoặc chất khử trùng.
  • Kim loại như niken trong đồ trang sức hoặc đồ dùng hàng ngày.
  • Lông động vật hoặc các sản phẩm làm từ da gây dị ứng.
  • Phấn hoa và mùi hương của một số loại hoa.
  • Môi trường ô nhiễm.

Chẩn đoán bệnh eczema

Thông thường các chuyên gia sẽ dựa vào các biểu hiện bên ngoài da của bệnh để đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên các biểu hiện này có thể là triệu chứng của các bệnh khác mà không phải eczema. Do đó các chuyên gia có thể căn cứ vào tiền sử bệnh và các xét nghiệm da như sinh thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Sinh thiết da chẩn đoán eczema

Sinh thiết da chẩn đoán eczema

>>Xem thêm: Phân biệt dấu hiệu bong tróc da của bệnh vẩy nến và bệnh eczema như thế nào?

Eczema có nguy hiểm không? Eczema có lây không?

Eczema có nguy hiểm không? Eczema không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc song những triệu chứng mà bệnh đem lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ. Đặc biệt là về mặt tâm lý, người bệnh có các rào cản như ngại giao tiếp, tự ti và luôn muốn che lại phần da bị bệnh của mình. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng điều trị thậm chí làm cho bệnh trở nên xấu đi.

Eczema có lây không? Eczema hoàn toàn không lây từ người bệnh sang người lành. Một số người nghĩ rằng bệnh eczema có thể lây truyền trong gia đình, cách hiểu này là không đúng. Thành viên trong gia đình cần hỗ trợ cho người mắc, tạo một môi trường thoải mái, động viên người bệnh tích cực điều trị.

Điều trị eczema 

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh eczema. Các biện pháp can thiệp hiện nay chỉ nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng bệnh và kiểm 

soát bệnh, tránh các đợt bùng phát.

Các biện pháp khắc phục tại nhà 

Các biện pháp khắc phục ngay tại nhà giúp hỗ trợ phục hồi và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như:

  • Tắm nước ấm trong thời gian vừa phải, tránh tắm nước quá lạnh hay quá nóng hoặc quá lâu sẽ làm khô da.
  • Dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.
  • Sử dụng quần áo có chất liệu vải thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, tránh các sợi vải thô ráp sẽ làm kích ứng và trầy xước da.
  • Tìm kiếm sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da của mình.
  • Tránh các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh.
  • Dùng máy tạo độ ẩm để tránh không khí hanh khô tác động xấu lên da.
  • Giữ nhiệt độ phòng ổn định bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho da của bạn bị khô.
  • Hạn chế các trầy xước, tổn thương trên da.
  • Kết hợp ăn uống, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
  • Tránh các hoạt động mạnh gây tiết mồ hôi.

Thuốc điều trị eczema

Eczema có thể kéo dài dai dẳng cần phải sử dụng các biện pháp can thiệp để kiểm soát bệnh. Các thuốc điều trị là một lựa chọn không tồi, cụ thể:

  • Cortisone: Thường được bào chế ở dạng kem và thuốc mỡ giúp giảm ngứa hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamin: Diphenhydramine, cetirizine, chlorpheniramine,... có tác dụng giảm ngứa đồng thời một số loại thuốc có thành phần giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Tacrolimus (protopic) và pimecrolimus (elidel) ức chế hệ thống miễn dịch, giảm viêm và ngăn chặn các đợt ngứa.
  • Thuốc sinh học: Là kháng thể đơn dòng dạng tiêm như dupilumab (dupixent) sử dụng cho người bệnh eczema (chàm) nặng không đáp ứng với các phương thức điều trị khác. Tuy nhiên, giá thành của loại thuốc này khá đắt nhưng đổi lại hiệu quả điều trị bệnh rất cao.

Ngoài việc sử dụng thuốc, các phương pháp trị liệu dưới đây cũng đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị bệnh eczema:

  • Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng tia cực tím UVA hoặc UVB chiếu lên vùng da eczema. Điều trị bằng tia cực tím trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ trên da như tăng khả năng ung thư da.
  • Băng ướt: Ngứa khiến người bệnh gãi nhiều và các tổn thương da trầm trọng hơn. Để giảm ngứa người bệnh có thể dùng băng ẩm để quấn quanh vùng da bệnh. Điều này cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn.

Băng ướt điều trị eczema

Băng ướt điều trị eczema

Bị eczema nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp ích đáng kể vào hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, có một số thực phẩm nên ăn và một số nên tránh. Cụ thể:

Bị eczema nên ăn gì? 

Một số thực phẩm sẽ có lợi cho việc điều trị eczema, thông thường các chuyên gia sẽ tư vấn và đưa ra các khuyến cáo để người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn hợp lý hơn. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh eczema nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin từ các loại rau củ quả tươi giúp tăng khả năng chống viêm, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi da như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, chuối, bơ,...
  • Thực phẩm giàu omega 3 trong cá hồi, cá chép,... giúp loại bỏ lớp sừng, ngăn tiết bã nhờn quá mức, dưỡng ẩm tự nhiên,...
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào, giúp các tổn thương trên da nhanh chóng lành lại, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Có thể bổ sung kẽm từ đậu hà lan, hạt mè, hướng dương,...

Bị eczema không nên ăn gì?

Một số thực phẩm sẽ kích hoạt bệnh eczema hoặc làm trầm trọng bệnh. Các chuyên gia thường khuyên tránh các loại đồ ăn sau:

  • Hải sản: Tôm, cua, ghẹ,... chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng đồng thời kích thích hệ thống miễn dịch tấn công da.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Kích thích tuyến bã nhờn dẫn đến sự bít tắc các lỗ chân lông tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập và da gây viêm nhiễm.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường làm cho lượng đường trong máu tăng gây quá mẫn.
  • Đồ ăn chứa nhiều muối: Kích thích dây thần kinh ngoại biên làm tăng ngứa ngáy.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, cá hộp,... nhiều chất bảo quản kích thích các phản ứng viêm.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Chứa nhiều đạm do đó kích thích các phản ứng viêm, làm tăng ngứa.
  • Đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích như cafe, thuốc lá sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể làm chậm sự phục hồi và làm quá trình điều trị kéo dài hơn.

Người bệnh eczema không nên ăn hải sản

Người bệnh eczema không nên ăn hải sản

>>Xem thêm:Phân biệt cặp anh em "cùng cha khác mẹ" vẩy nến và eczema thế nào?

Phòng tránh eczema

Chưa có phương pháp có thể phòng tránh hoàn toàn bệnh eczema, tuy nhiên với các biện pháp dưới đây, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh:

  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da đặc biệt là sau khi tắm.
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu vải tốt, thoải mái.
  • Hạn chế các chất tẩy rửa, xà phòng có hương liệu.
  • Chăm sóc da đúng cách và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc phù hợp.
  • Tránh các tổn thương cho da bằng cách thường xuyên cắt ngắn móng tay, đeo găng tay khi lao động.

Hỗ trợ cải thiện eczema nhờ Kim Miễn Khang và Explaq

Có khá nhiều sản phẩm trên thị trường dành cho người bệnh eczema. Để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả hơn, các chuyên gia khuyên dùng bộ đôi “Dùng ngoài - Uống trong” Kim Miễn Khang và Explaq. 

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng có tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch nhờ đó giúp kiểm soát bệnh khá hiệu quả. Bên cạnh đó sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý như:

  • Cao nhàu chứa các chất oxy hóa giảm sưng hiệu quả.
  • Bạch thược có khả năng làm mát, tiêu viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng.
  • Cao hoàng bá ức chế miễn dịch, kháng khuẩn và kháng nấm.
  • Cao thổ phục linh: Giảm viêm, thanh nhiệt giải độc.
  • Chiết xuất nhũ hương: Giảm đau, chống viêm, tái tạo da.

 Bộ đôi “Dùng ngoài - Uống trong” Kim Miễn Khang và Explaq cho bệnh eczema

Bộ đôi “Dùng ngoài - Uống trong” Kim Miễn Khang và Explaq cho bệnh eczema

dat-mua-nho.gif

Kem bôi dược liệu Explaq có chứa chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,... có tác dụng chống viêm, kéo dài chu kỳ sống của tế bào da, ức chế sự chết tế bào, làm sạch, nhanh liền sẹo,...

Như vậy, với sự kết hợp của 2 sản phẩm này, các triệu chứng của bệnh eczema sẽ được cải thiện đáng kể. Để hiểu hơn về công dụng của chúng hãy cùng lắng nghe anh Trần Bảo Quốc sống tại tại số 24 Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh chia sẻ trong đoạn video sau:

Hiện đang có chương trình tiết kiệm chi phí cho người dùng Kim Miễn Khang, cụ thể:

  • Mua 6 tặng 1: Khi mua 6 hộp Kim Miễn Khang (30 viên) sẽ được tặng thêm 1 hộp Kim Miễn Khang (30 viên).
  • Mua 1 tặng 1: Mua 1 hộp thảo dược Kim Miễn Khang (2 lọ, 180 viên) sẽ được tặng thêm 1 hộp Kim Miễn Khang (30 viên).

Đặc biệt, từ 01/4/2023-31/12/2023, khi mua Kim Miễn Khang loại 30 viên, 90 viên hoặc 180 viên có dán tem tích điểm, quý khách được tham gia chương trình "Tích điểm trúng Vàng, ngập tràn quà tặng" và có cơ hội trúng giải thưởng 01 chỉ Vàng SJC 9999 cùng nhiều giải sử dụng sản phẩm miễn phí.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết nhất về bệnh eczema. Hy vọng các thông tin này sẽ đem lại cho bạn cái nhìn sâu hơn về bệnh. Để đặt hoặc tìm hiểu thêm về bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq xin liên hệ với chúng tôi theo hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/eczema

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/atopic-dermatitis-eczema

https://www.everydayhealth.com/eczema/guide/



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.