Vảy nến da đầu là bệnh lý phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng, có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện từng mảng vảy hay nhiều hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu và thường lây lan đến trán, phía sau cổ hoặc tai. Vậy cụ thể, bệnh vảy nến da đầu là gì và người mắc nên sử dụng loại dầu gội nào để cải thiện tình trạng này?
Vảy nến da đầu là gì?
Vảy nến da đầu là bệnh vảy nến xuất hiện ở da đầu. Đây là vị trí yêu thích của vảy nến thể mảng và vảy nến thể giọt. Nhiều người bị vảy nến tại da đầu, sau đó lan ra toàn cơ thể. Dấu hiệu của bệnh ở vùng da đầu là xuất hiện các tổn thương đỏ, sưng viêm và có vảy trắng bao phủ. Bệnh có thể chỉ xuất hiện với một vài tổn thương nhưng cũng có không ít trường hợp tình trạng tổn thương lan rộng ra trán, gáy hoặc sau tai.
Người mắc vảy nến da đầu thường có các triệu chứng như:
- Da đầu khô dẫn đến nứt, chảy máu hoặc ngứa.
- Đau nhức đầu do sự co giãn của da.
- Rụng tóc do ngứa liên tục và đóng vảy nghiêm trọng trên da đầu.
- Mất ngủ.
Bệnh vảy nến khiến da đầu bị bong tróc
>> Xem thêm: 7 dấu hiệu báo hiệu bệnh vảy nến da đầu
Người mắc vảy nến da đầu nên sử dụng loại dầu gội nào?
Do cấu trúc da đầu ở người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng nên không được dùng các sản phẩm dầu gội dành cho người có da đầu bình thường. Đặc biệt là nên tránh các loại dầu gội chứa chất tẩy hay có mùi thơm mạnh. Dưới đây là một số loại dầu gội mà các chuyên gia khuyên người mắc vảy nến da đầu nên sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh:
Dầu gội chuyên biệt cho người mắc vảy nến da đầu
Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại dầu gội đầu đặc biệt, dành riêng cho người mắc vảy nến da đầu. Những loại dầu gội này thường chứa một số thành phần sau:
Acid salicylic
Acid salicylic là hoạt chất mà người mắc có thể sử dụng trực tiếp lên vùng da đầu bị ảnh hưởng. Nó giúp điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng cách giảm lượng vảy ở trên da, các mảng bám sẽ mềm ra và dễ dàng loại bỏ.
Tuy nhiên, nồng độ acid salicylic cao sẽ dẫn đến kích ứng da và rụng tóc tạm thời. Do đó, bạn nên chú ý hàm lượng trước khi sử dụng.
Cool tar
Dầu gội chứa coal tar có thể giúp giảm ngứa da đầu hiệu quả do bệnh vảy nến gây ra. Coal tar được chưng cất từ than đá, là bài thuốc trị bệnh da liễu xuất hiện từ rất lâu.
Các chuyên gia cho biết: Coal tar chứa hợp chất giúp làm giảm sự phát triển quá mức của tế bào da. Nó cũng giúp giảm đau nhức và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh vảy nến.
Clotasol pronate
Người mắc vảy nến da đầu cũng có thể sử dụng loại dầu gội có chứa clotasol pronate để cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, người mắc chỉ nên sử dụng loại dầu gội này mỗi ngày tối đa trong 4 tuần. Một khi các triệu chứng được cải thiện thì giảm xuống còn 1-2 lần/tuần.
Dùng thảo dược gội đầu khi bị vảy nến da đầu
Ngoài những loại dầu gội đầu kể trên thì người mắc vảy nến da đầu có thể sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh.
Tinh dầu sả, dầu dừa
Tinh dầu sả và dầu dừa giúp làm mềm tóc và tăng độ ẩm cho da đầu. Bạn có thể dùng hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu bằng cách sau:
Nhỏ 3 giọt tinh dầu sả vào 1 chén dầu dừa. Sau khi làm ướt tóc, bôi hỗn hợp này lên tóc và massage khoảng 10 phút, sau đó gội lại với nước thật sạch. Bạn thực hiện 2 lần/tuần sẽ cho kết quả tốt.
Dầu dừa giúp làm mềm tóc, tăng độ ẩm cho da đầu
Giấm táo và tinh dầu sả
Một phương pháp làm tăng độ ẩm trên da nữa đó là dùng giấm táo và tinh dầu sả. Bạn chuẩn bị một chén nước lọc, sau đó cho vào 2 giọt tinh dầu sả và 1 muỗng canh giấm táo.
Làm ướt tóc, sau đó bôi hỗn hợp vừa pha lên da đầu rồi gội sạch lại với nước. Cũng tương tự hỗn hợp tinh dầu sả và dầu dừa ở trên, bạn thực hiện cách này 2 lần/tuần để hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu.
Mời các bạn theo dõi thêm chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn về vấn đề: “Thời tiết tác động như thế nào đến các triệu chứng của bệnh vảy nến” trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Điều trị vẩy nến bằng quang hóa trị liệu
Những lưu ý khi mắc vảy nến da đầu
Khi bị vảy nến da đầu, người mắc thường muốn gãi cho đỡ cơn ngứa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, chính hành động này sẽ làm cho bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn, do vậy hãy hạn chế đến mức tối đa việc cho tay lên da đầu và gãi ngứa.
Khi bị vảy nến da đầu thì nên gội đầu thường xuyên mỗi ngày một lần, tuy nhiên phải dùng nước ấm và gội nhanh nhất có thể.
Khi bị vảy nến da đầu, bạn nên gội đầu nhanh
Ngoài ra, bạn nên sử dụng kem làm mềm vảy trên da đầu. Các loại kem có chứa acid salicylic giúp làm bong vảy một cách tự nhiên, giảm ngứa và đặc biệt không gây ra tác dụng phụ.
Người mắc vảy nến da đầu cũng nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tâm trạng ổn định. Khi không khỏe hoặc quá căng thẳng, bạn nên tạm gác mọi thứ trong vòng 30 phút đến 1 tiếng để xem phim, xem hài, hay đọc sách, nghỉ ngơi,…
>> Xem thêm: Bôi thuốc gì để cải thiện nhanh bệnh vảy nến?
Sử dụng thảo dược hỗ trợ giúp cải thiện bệnh vảy nến da đầu hiệu quả
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, thì người bị vảy nến nên sử dụng kết hợp với sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị, giúp ngăn ngừa vảy nến tái phát mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq.
Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên nén, có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng Kim Miễn Khang, chuyên gia khuyến khích bạn kết hợp dùng kem bôi da Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da rất tốt.
Kem bôi da dược liệu Explaq giúp cải thiện vảy nến an toàn, hiệu quả
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có thêm những thông tin trong việc lựa chọn dầu gội cho da đầu bị vảy nến. Hãy thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh và kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để vảy nến da đầu nhanh được cải thiện, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách điều trị vảy nến theo khuyến cáo của Hội Vảy nến Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (số điện thoại: 0243.855.1697 - gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vảy nến 20 năm. Lúc đầu, bà Bình bị vảy nến ở da đầu nhưng chủ quan không điều trị, vảy nến lan rộng ra toàn thân. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang, Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:
>> Mời quý độc giả xem thêm kinh nghiệm vượt qua vảy nến thành công TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Bị vảy nến da đầu dùng lá trầu không điều trị có được không? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền giải đáp:
>> Xem thêm: Chuyên gia Phạm Văn Hiển tư vấn cách chữa vảy nến da đầu hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về vảy nến da đầu cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng liên hệ hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.
*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh