Vẩy nến (vảy nến) là bệnh ngoài da mạn tính, có thể ảnh hưởng đến mọi vị trí trên cơ thể nhưng da đầu là nơi thường xuất hiện nhiều nhất. Vẩy nến da đầu không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, nó có thể lan ra vùng da khác cũng như khiến người bệnh tự ti, mặc cảm. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và điều trị vẩy nến ở da đầu hiệu quả nhất?
Vẩy nến da đầu là gì? Có lây không?
Vẩy nến da đầu (vảy nến da đầu) là bệnh vẩy nến xuất hiện ở da đầu. Đây là vị trí yêu thích của vẩy nến thể mảng và vẩy nến thể giọt. Nhiều người bị vẩy nến tại da đầu, sau đó lan ra toàn cơ thể. Dấu hiệu của bệnh ở vùng da đầu là xuất hiện các tổn thương đỏ, sưng viêm và có vẩy trắng bao phủ. Bệnh có thể chỉ xuất hiện với một vài tổn thương nhưng cũng có thể trầm trọng với tình trạng tổn thương lan rộng ra trán, gáy hoặc sau tai.
Triệu chứng vảy nến da đầu có thể lan ra sau tai
Giống như vẩy nến ở các vị trí khác, vẩy nến da đầu KHÔNG lây nhiễm từ người này sang người khác. Do vậy, bạn có thể tiếp xúc, nói chuyện, bắt tay, dùng chung đồ dùng với người bị vẩy nến mà không cần phải lo lắng quá nhiều.
>> Xem thêm: Bị vẩy nến phải kiêng gì?
Cách chẩn đoán chính xác bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến da đầu tương tự như các loại bệnh vẩy nến khác, ngoại trừ nó xuất hiện trên da đầu của bạn chứ không phải phần còn lại của cơ thể. Bạn có thể tự chẩn đoán tổng quát tại nhà, nhờ sự trợ giúp của bác sĩ hoặc học cách phân biệt với gàu.
Chú ý đến các triệu chứng bệnh
- Hãy chú ý đến các mảng màu đỏ: Bệnh vẩy nến thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ có vảy bạc hoặc trắng trên đầu. Hãy tìm kiếm các tổn thương trên da đầu vì đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể bị vẩy nến. Nó có thể bao phủ toàn bộ da đầu hoặc chỉ là một vài tổn thương nhỏ. Bạn cũng có thể tạm thời bị rụng tóc.
- Một triệu chứng khác của bệnh vẩy nến là ngứa, vì vậy, nếu bạn thấy mình gãi những mảng đỏ trên đầu, đó có thể là bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, đừng loại trừ bệnh vẩy nến nếu bạn không bị ngứa, bởi trên thực tế, không phải tất cả mọi người bị bệnh vẩy nến đều thấy ngứa.
Nếu tổn thương đi kèm với ngứa, rất có thể bạn đã bị vảy nến da đầu
- Kiểm tra đau nhức: Bệnh vẩy nến thường sẽ làm cho da đầu của bạn đau. Da đầu cũng có thể cảm thấy như bị bỏng. Nó có thể đau bất cứ lúc nào nhưng thường tồi tệ hơn khi bạn ấn vào da đầu hoặc dùng tay vuốt tóc.
- Theo dõi bong tróc và chảy máu: Vẩy nến gây ra các tổn thương dày, bong vẩy nên bạn có thể nhận thấy các mảnh của nó bong ra trên tóc. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy chảy máu ở những nơi bị tổn thương, đặc biệt nếu bạn chải tóc, gãi,… Chảy máu cũng có thể là do khô da đầu.
- Tìm các tổn thương ở vị trí khác: Nếu bạn bị bệnh vẩy nến trên đầu, có khả năng bạn sẽ thấy tổn thương ở nơi khác trên cơ thể, mặc dù không phải lúc nào cũng vậy.
- Xác định các yếu tố kích hoạt bệnh: Căng thẳng, thời tiết lạnh và không khí khô có thể gây ra sự bùng phát ở những người khác nhau. Do đó, hãy xác định các yếu tố khiến bệnh của bạn bùng phát, từ đó có sự chẩn đoán chính xác nhất.
Trao đổi với bác sĩ
- Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh vẩy nến da đầu của bạn, từ đó chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
- Trải qua một cuộc kiểm tra thể chất: Cách chính mà bác sĩ chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu là thông qua kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về lịch sử y tế và sau đó xem xét tình trạng da trên da đầu để xác định xem đó có thực sự là bệnh vẩy nến hay không.
Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu chính xác nhất
- Sinh thiết da: Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể sẽ cần sinh thiết một mẫu da nhỏ được lấy từ đầu của để giúp xác định tình trạng chính xác. Bạn sẽ được sử dụng thuốc gây tê cục bộ để tránh bị đau khi thực hiện sinh thiết.
- Thực hiện theo kế hoạch điều trị: Bạn có thể được chỉ định bắt đầu với các loại dầu gội điều trị bệnh vẩy nến, thường là dầu gội tar hoặc những loại có axit salicylic. Bạn cũng có thể sử dụng kem hoặc các phương pháp điều trị tại chỗ khác, cả ở dạng steroid và không steroid. Bác sĩ có thể tiêm steroid vào một số tổn thương để giúp làm chậm sự phát triển tổn thương da. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm: Chiếu tia cực tím lên da, retinoids uống (một dạng vitamin A tổng hợp) và thuốc chống vi trùng (nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men).
Phân biệt vẩy nến với gàu
- Gàu thường có màu trắng hơi vàng. Do đó, hãy kiểm tra các vẩy tổn thương trên đầu của bạn. Nếu nó có màu trắng bạc hơn, nhiều khả năng đó là bệnh vẩy nến. Nếu có màu vàng hơn, nhiều khả năng là gàu.
- Xem da đầu nhờn hay khô: Bệnh vẩy nến thường gây khô da. Nếu da nhờn, nhiều khả năng là gàu hơn bệnh vẩy nến.
- Lưu ý nơi các tổn thương kết thúc: Gàu thường chỉ xuất hiện ở trên da đầu thay vì di chuyển qua đường chân tóc. Do đó, nếu bạn nhận thấy các tổn thương di chuyển qua đường chân tóc, đó có khả năng là bệnh vẩy nến hơn là gàu.
Vẩy nến gây ra các tổn thương vượt quá đường chân tóc
>> Xem thêm: Điều trị vẩy nến bằng quang hóa trị liệu
Điều trị vẩy nến da đầu ra sao cho hiệu quả?
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống theo chỉ định của các chuyên gia, người bị vẩy nến nên sử dụng kết hợp với sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị, giúp ngăn ngừa vẩy nến tái phát mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq.
Kim Miễn Khang được bào chế dạng viên nén, có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vẩy nến nói riêng.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vẩy nến hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng Kim Miễn Khang, chuyên gia khuyến khích bạn kết hợp dùng kem bôi da Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vẩy, tái tạo da rất tốt.
Kem bôi da dược liệu Explaq giúp cải thiện vẩy nến an toàn, hiệu quả
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có hiểu biết chi tiết về cách chẩn đoán bệnh vẩy nến da đầu chính xác nhất. Hãy thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh và kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để vẩy nến nhanh được cải thiện, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách điều trị vẩy nến theo khuyến cáo của Hội Vẩy nến Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh vẩy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (số điện thoại: 0243.855.1697 - gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vẩy nến 20 năm. Lúc đầu, bà Bình bị vẩy nến ở da đầu nhưng chủ quan không điều trị, vẩy nến lan rộng ra toàn thân. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang, Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vẩy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vẩy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vẩy nến của bà Bình trong video dưới đây:
>> Mời quý độc giả xem thêm kinh nghiệm vượt qua vẩy nến thành công TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Bị vẩy nến da đầu dùng lá trầu không điều trị có được không? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền giải đáp:
>> Xem thêm: Chuyên gia Phạm Văn Hiển tư vấn cách chữa vẩy nến da đầu hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về vẩy nến da đầu cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Mai Phương