Vảy nến da đầu nhẹ là tình trạng khá phổ biến. Lúc này, nếu được điều trị, bệnh có thể được kiểm soát và ít tái phát về sau. Tuy nhiên, nhiều người không biết làm cách nào để phát hiện triệu chứng và nên điều trị ra sao để hiệu quả, tránh tác dụng phụ. Hãy tham khảo thông tin bài viết sau đây để có lời giải đáp chi tiết các thắc mắc trên.
Triệu chứng bệnh vảy nến da đầu
Nếu bạn bị bệnh vảy nến da đầu nhẹ, triệu chứng duy nhất có thể là những mảng da nhỏ màu đỏ, sưng viêm và có vảy.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, triệu chứng có thể trầm trọng hơn, bao gồm:
- Da khô, bong tróc và nổi mụn đỏ;
- Ngứa ngáy khó chịu;
- Cảm thấy bỏng rát tại các vị trí tổn thương;
- Da khô, có thể nứt nẻ và chảy máu.
Triệu chứng vảy nến da đầu nhẹ
- Rụng tóc tại các khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nó là tình trạng tạm thời do gãi và làm trầy xước da. Gãi cũng có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng. Tóc thường mọc lại khi bệnh đã được điều trị.
- Tổn thương da có thể lan từ da đầu đến các khu vực của tai, cổ và trán.
>> Xem thêm: Có chữa khỏi bệnh vảy nến được không?
Nguyên nhân gây vảy nến da đầu
Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến da đầu chưa được tìm ra chính xác nhưng các nhà khoa học tin rằng, bệnh vảy nến, trong đó có bệnh vảy nến da đầu là tình trạng phổ biến xuất hiện khi hệ thống miễn dịch gửi các tín hiệu sai cho cơ thể. Điều này khiến các tế bào da nhân lên quá nhanh. Thông thường, sự hình thành tế bào mới trên da đầu có thể mất vài tuần. Với bệnh vảy nến, các tế bào hình thành trong vòng vài ngày. Điều này khiến cơ thể khó có thể loại bỏ các tế bào dư thừa. Khi các tế bào da tích tụ trên bề mặt da đầu, chúng tạo thành các mảng đỏ có vảy trắng.
Ngoài ra, vảy nến còn có yếu tố di truyền. Những người có thành viên gia đình mắc bệnh này có nguy cơ bị bệnh vảy nến da đầu cao hơn.
Năm 2016, một nghiên cứu được công bố bởi các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng, bệnh vảy nến có nhiều khả năng phát triển ở những người có: Yếu tố viêm do béo phì hoặc nhạy cảm gluten.
Ngoài ra, một số yếu tố làm bùng phát bệnh vảy nến da đầu bao gồm:
- Có vết thương trên da, chẳng hạn như bỏng, vết cắt hoặc bầm tím.
Tổn thương da có thể gây vảy nến da đầu
- Bị nhiễm trùng, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn.
- Căng thẳng kéo dài có thể làm nặng thêm các triệu chứng hoặc kích hoạt chúng khởi phát.
- Sử dụng một số loại thuốc như Indomethacin để điều trị viêm khớp và Quinidine – thuốc trợ tim có thể làm tăng nguy cơ mắc vảy nến.
- Ngoài ra, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc vảy nến.
>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian
Vảy nến da đầu nhẹ có chữa khỏi được không?
Đến nay, vảy nến da đầu nói riêng hay bệnh vảy nến nói chung đều chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, trong cả trường hợp bạn mới mắc bệnh hay bị bệnh ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, đừng quá bi quan bởi người bệnh có rất nhiều cách để cải thiện và kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát.
>> Xem thêm: Cách trị vảy nến bằng lá trầu không
Cách điều trị vảy nến da đầu nhẹ
Như đã nói ở trên, vảy nến hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu bị vảy nến da đầu nhẹ và điều trị sớm, bạn có thể ngăn được triệu chứng lan rộng.
Với bệnh vảy nến nhẹ, bạn có thể chỉ cần sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, dầu gội chuyên dụng và các biện pháp thay đổi lối sống. Chúng bao gồm:
Điều trị tại chỗ
Đây là phương pháp sử dụng các loại kem, gel hoặc dầu gội lên trực tiếp làn da bị tổn thương.
- Dầu gội: Dầu gội có thể chứa một hoặc nhiều chất sau đây:
+ Axit salicylic: Chất này giúp lớp ngoài của da bong ra và làm mềm các vảy của bệnh vảy nến da đầu. Tuy nhiên, dầu gội và thuốc mỡ bôi tại chỗ có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng da và làm suy yếu, rụng tóc.
Sử dụng dầu gội chuyên dụng giúp cải thiện triệu chứng vảy nến da đầu
+ Các sản phẩm chứa hắc ín (than đá): Chúng có nguồn gốc từ than đá giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da, khôi phục làn da khỏe mạnh, giảm ngứa và viêm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng dầu gội có chứa dung dịch than đá 2 – 10% có thể giúp ích.
+ Clobetasol propionate: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu gội có chứa clobetasol propionate ở mức 0,05% rất hiệu quả và an toàn khi điều trị vảy nến da đầu.
- Kem bôi
+ Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các sản phẩm có chứa axit salicylic ở cường độ 510% có thể giúp giảm triệu chứng vảy nến da đầu. Tuy nhiên, chúng có thể khiến tóc yếu, xơ giòn và dễ gãy.
+ Corticosteroid tại chỗ là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Chúng có sẵn trong các hình thức khác nhau, bao gồm kem, thuốc mỡ, bọt và dầu gội đầu. Tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến teo da nên người dùng hãy thận trọng.
+ Các loại thuốc dựa trên vitamin D có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào da và loại bỏ vảy.
+ Các dẫn xuất vitamin A cũng làm chậm sự phát triển của tế bào da.
+ Một số sản phẩm kết hợp vitamin D với corticosteroid có thể giúp cải thiện triệu chứng vảy nến da đầu.
+ Thuốc bôi chứa steroid có thể giúp giảm viêm và ngứa.
Các phương pháp điều trị tự nhiên
Bạn có thể áp dụng các cách giảm triệu chứng vảy nến da đầu tại nhà sau đây:
- Sử dụng sản phẩm có chứa lô hội: Các sản phẩm có chứa lô hội hoặc dầu cây trà có thể giúp ích.
- Dùng giấm táo: Thoa giấm táo trực tiếp lên da đầu có thể giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây kích ứng. Để tránh điều này, hãy pha loãng nó và không sử dụng trên vết thương hở.
- Bột yến mạch: Thêm bột yến mạch vào bồn tắm hoặc bôi bột yến mạch vào các khu vực bị bệnh vảy nến giúp giảm triệu chứng vảy nến ở một số người.
- Sử dụng dầu gội dầu cây trà: Điều này có thể giúp giảm triệu chứng vảy nến da đầu hiệu quả.
- Củ nghệ: Tiêu thụ nghệ (curcumin) như một loại gia vị trong thực phẩm, chất bổ sung hoặc gel bôi có thể giúp giảm triệu chứng vảy nến.
Nghệ giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến da đầu
- Muối Biển Chết: Thêm chúng vào bồn nước ấm có thể giúp giảm ngứa và đóng vảy, nhưng người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm sau đó.
Các biện pháp thay đổi lối sống
Những lời khuyên sau đây có thể giúp quản lý bệnh vảy nến da đầu hiệu quả:
- Tìm kiếm một phương pháp điều trị phù hợp: Chuyên gia y tế có thể cung cấp những loại thuốc mỡ tại chỗ hoặc thuốc uống để giúp kiểm soát các triệu chứng và tình trạng ngứa.
- Điều trị vảy nến da đầu nhẹ nhàng: Những người mắc bệnh này nên tránh gội đầu và chải tóc mạnh vì điều này có thể dẫn đến gãy rụng, đặc biệt là nếu tóc dễ gãy do điều trị.
- Tránh gãi: Gãi có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng.
- Giữ ẩm: Giữ ẩm cho da đầu sẽ không chữa được bệnh vảy nến nhưng nó có thể giúp cải thiện triệu chứng da.
- Tránh các yếu tố kích hoạt: Bạn nên xác định các yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến da đầu và xem xét những cách để hạn chế chúng.
- Sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát, tiêu biểu là kem bôi da dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,.... Đây đều là những thành phần thiên nhiên có tác dụng điều tiết, điều hòa, tăng cường lại hệ miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Ngoài việc sử dụng Kim Miễn Khang, chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi ngoài da Explaq. Đây là kem bôi dược liệu thành phần thiên nhiên với chitosan (thành phần chủ đạo), dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả.
Explaq hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị vảy nến da đầu nhẹ. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang, Explaq để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh vảy nến ở mặt
Tham khảo kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình - số điện thoại: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Chia sẻ của những người đã cải thiện triệu chứng vảy nến thành công TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Cách chữa bệnh vảy nến da đầu như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn cách điều trị vảy nến da đầu hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến da đầu nhẹ cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Khánh Linh