Vảy nến hồng hay bệnh vảy phấn hồng là một trong những bệnh da liễu thông thường, nằm trong nhóm các bệnh viêm da cơ địa như: Vảy nến, á sừng, vảy phấn trắng, vảy cá,... Bệnh thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Mặc dù là bệnh phổ biến và không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy nến hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Vậy bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu dưới trong bài viết đây.
Thế nào là bệnh vảy nến hồng?
Vảy nến hồng là bệnh phát ban, thường bắt đầu bằng một đốm tròn hoặc bầu dục lớn trên ngực, bụng hay lưng của bạn, sau đó lan ra khắp người và có thể gây ngứa. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 35, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, và tự biến mất trong vòng 10 tuần.
- Khởi phát: Bệnh vảy nến hồng điển hình thường bắt đầu bằng một mảng lớn, hơi nổi lên, có vảy màu hồng ở ngực, bụng và lưng của bạn. Trước khi đốm này xuất hiện, một số người có thể thấy đau đầu, mệt mỏi, sốt hoặc đau họng.
- Tiến triển: Một vài ngày đến một vài tuần sau khi đốm hồng ban xuất hiện, bạn có thể thấy những đốm vảy nhỏ hơn trên khắp ngực, bụng, lưng với kích thước từ 0,5 đến 2cm. Điểm đặc biệt là những đốm này sẽ sắp xếp như hình cây thông.
- Màu sắc: Những đốm vảy nến thường sắp xếp giống hình vẩy cá với màu hồng đặc trưng. Những bệnh nhân da đậm màu thì đốm có màu xám hoặc nâu đậm.
Biểu hiện của bệnh vảy nến hồng
Lưu ý cần phần biệt vảy nến hồng với các bệnh có triệu chứng gần giống như:
- Nấm da.
- Viêm da đầu.
- Giang mai giai đoạn 2.
- Nổi mề đay.
- Vảy nến thể chấm giọt.
- Viêm da do nhiễm liên cầu.
>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến da đầu là gì và cách điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng
Nguyên nhân của bệnh vảy nến hồng hiện tại chưa rõ ràng. Một số bằng chứng cho thấy bệnh có liên quan đến virus, đặc biệt là một số chủng virus herpes như HHV6 hay HHV7. Vảy nến hồng thường xảy ra ở những người từng bị các vết thương ngoài da nhưng không được điều trị dứt điểm như người tự bị nấm da, nhiễm virus, nhiễm trùng da,... Không chỉ vậy, khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như: Thời tiết, môi trường sống,... thì bệnh sẽ phát triển nhanh, có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
- Ngứa dữ dội.
- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn, nhưng trên người vẫn sẽ có da sẫm màu và các đốm nâu.
- Nhiễm trùng da: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh vảy nến. Thể nặng nhất của bệnh vảy nến là thể mủ. Một khi các mụn mủ vỡ ra nhưng không được chăm sóc, vệ sinh cẩn thận thì rất dễ bị nhiễm trùng da, viêm da, thậm chí nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh vảy nến hồng
Bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa Da liễu khi có các triệu chứng sau:
- Xuất hiện mảng hồng ban lớn, bong tróc ở vùng ngực, bụng, lưng.
- Có nhiều đốm hồng nhỏ hơn tiếp tục xuất hiện ở khắp ngực, bụng, lưng.
- Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị bệnh nhưng điều trị kéo dài 3 tháng chưa khỏi cần đến tái khám ngay.
>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến có lây không?
Điều trị bệnh vảy nến hồng như thế nào?
Trong đa số các trường hợp, bệnh sẽ khỏi trong vòng 10 tuần mà không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là giúp giảm ngứa: Như dùng thuốc kháng histamin (loratadin, chlorpheniramin…) hoặc bôi kem có chứa corticoid (Flucinar, Dermovate,...). Các thuốc kháng virus như acyclovir hay kháng sinh có thể rút ngắn thời gian kéo dài của bệnh xuống 1-2 tuần.
>>> XEM THÊM: Nhận biết bệnh vảy nến thể mảng
Bệnh vảy nến hồng cần kiêng gì?
- Tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời bằng cách bôi kem chống nắng, che chắn khi đi ra ngoài trời.
- Hạn chế sử dụng các đồ mỹ phẩm, hóa chất để tránh kích ứng da.
- Có chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn đồ cay nóng: Bạn cần tránh xa những loại thực phẩm, gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu,... Vì chúng sẽ kích thích các phản ứng không có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể, gây ngứa; tróc vảy trên da.
- Không sử dụng rượu, bia, cafe, thuốc lá và các chất kích thích: Vì khi nạp các chất này vào cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng hóa học với bạch cầu, tế bào lympho T sẽ bị thay đổi, dẫn tới việc các tế bào da chết sẽ càng dày và khó điều trị hơn. Hơn nữa những chất kích thích này khó bài tiết hết được, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, gây độc, sau đó bùng phát qua da khiến các triệu chứng của bệnh vảy nến hồng thêm trầm trọng.
- Tăng cường ăn rau xanh hoa quả, uống nhiều nước lọc hoặc sinh tố, nước ép rau củ quả.
- Không ăn các thức ăn gây dị ứng: Nếu như ăn phải các loại thức ăn gây dị ứng sẽ khiến bạn bị ngứa dữ dội hơn, đồng thời việc gãi ngứa còn có khả năng khiến da bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.Vì vậy, cách tốt nhất là bạn phải chủ động kiêng các loại thực phẩm gây dị ứng như: Hải sản, đậu phộng, sữa, trứng,...
Người bị bệnh vảy nến hồng nên chú ý chế độ ăn uống
Mời các bạn theo dõi thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về vấn đề: “Người bị vảy nến có nên sử dụng kem chống nắng không?” trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Những thực phẩm bệnh vảy nến nên hạn chế tiêu thụ
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn
Để điều trị vảy nến hiệu quả, người mắc cần có biện pháp thay đổi lối sống như: Kiểm soát tốt căng thẳng, stress; Hạn chế uống rượu, bia; Bỏ hút thuốc lá; Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện, ngăn ngừa vảy nến hiệu quả có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống mang tên Kim Miễn Khang có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa, cân bằng lại hệ miễn dịch. Ngoài ra, thành phần của Kim Miễn Khang còn chứa các thảo dược có đặc tính chống oxy hóa, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nên hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ.
Hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả nhờ Kim Miễn Khang
Explaq là kem bôi dược liệu với thành phần chính là chitosan, kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát.
Explaq tẩy sạch vảy, mịn làn da
Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích trong việc điều trị bệnh vảy nến hồng. Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, bạn nhé!
Xem thêm kinh nghiệm chữa vảy nến thành công
Bà Nguyễn Thị Kim Bình – SĐT: 0243.855.1697 (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình điều trị vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:
Anh Nguyễn Đình Trung (23 tuổi, trú tại xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) bị vảy nến toàn thân 5 năm. Anh đã đi khám không biết bao nhiêu nơi, uống và bôi hàng loạt các loại thuốc khác nhau mà làn da vẫn bong tróc như da rắn, khiến chính anh cũng cảm thấy kinh hãi với làn da của mình, luôn chán nản, mệt mỏi. Nhưng may mắn, nhờ biết đến và dùng sản phẩm Kim Miễn Khang, làn da của anh Trung đã mịn màng trở lại như chưa từng bị bệnh.Mời quý độc giả xem thêm chia sẻ của anh Trung TẠI ĐÂY.
>> Mời quý độc giả xem thêm kinh nghiệm cải thiện vảy nến thành công TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Tác dụng của cây sói rừng trong Kim Miễn Khang và chitosan trong Explaq đối với bệnh vảy nến là gì? Cùng lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Hiền trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn cách điều trị các bệnh vảy da nói chung, vảy nến nói riêng hiệu quả TẠI ĐÂY.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến hồng cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh