Bệnh vảy nến ở chân là gì? Điều trị ra sao cho hiệu quả?

Vảy nến là bệnh tự miễn, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến ở da đầu, đầu gối, khuỷu tay và chân. Vảy nến ở chân cũng tương tự như bệnh này tại các vùng khác với sự xuất hiện của tổn thương da, móng và đôi khi cả xương khớp. Vậy vảy nến ở chân có dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc thông tin trong bài viết sau!

Triệu chứng bệnh vảy nến ở chân

Bệnh vảy nến ở chân thực sự không khác gì bệnh vảy nến ở các vị trí khác trên cơ thể. Các triệu chứng trên da chân của người bệnh bao gồm: Xuất hiện các mảng bám dày lên, đỏ và khô, trên bề mặt tổn thương có lớp vảy bạc; da bị nứt nẻ, chảy máu; ngứa ngáy có thể xuất hiện. Ngoài ra, một loại vảy nến khác là vảy nến mụn mủ cũng ảnh hưởng đến lòng bàn chân, gây nên các đám mụn có đầu mủ trắng, đau đớn và hạn chế vận động.

 Dấu hiệu bệnh vảy nến ở chân

Dấu hiệu bệnh vảy nến ở chân

Bàn chân có rất nhiều khớp nối, da giữa các ngón chân dễ bị bong tróc, nứt và chảy máu. Do vậy, khi bạn vận động, di chuyển, da có thể bị ma sát và viêm, khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Móng chân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến, đặc trưng bởi tình trạng đổi màu móng; bề mặt móng rỗ, sần sùi; trong nhiều trường hợp, nó còn dẫn đến bong móng.

Ngoài ra, các khớp ngón chân, bàn chân cũng có thể bị viêm khớp vảy nến, khiến chúng sưng, viêm, đau, tấy đỏ,… hạn chế vận động, thậm chí dẫn đến tàn tật.

>> Xem thêm: Viêm khớp vảy nến là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở chân

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở chân nói riêng chưa được nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, nó có liên quan đến hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

Vảy nến là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu. Vì những lý do chưa rõ ràng, hệ thống miễn dịch sẽ coi các tế bào da bình thường là có hại và khởi động một cuộc tấn công viêm. Tình trạng viêm làm cho các tế bào da, được gọi là keratinocytes, tăng sinh với tốc độ chóng mặt. Khi những tế bào da chết bị đẩy lên bề mặt da nhanh hơn mức có thể bị bong ra, lớp biểu bì da sẽ dày lên và phát triển các tổn thương đặc trưng.

 Stress kéo dài có thể kích hoạt bùng phát vảy nến

Stress kéo dài có thể kích hoạt bùng phát vảy nến

Bệnh vảy nến, giống như tất cả các rối loạn tự miễn dịch khác được cho là do sự kết hợp của di truyền (điều kiện cần) và những yếu tố kích hoạt môi trường (điều kiện đủ). Các yếu tố kích hoạt phổ biến bao gồm:

- Căng thẳng cảm xúc kéo dài.

- Chấn thương da, bao gồm cả cháy nắng.

- Nhiễm trùng, đặc biệt là viêm họng và nhiễm trùng da.

- Thời tiết lạnh, khô.

- Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc chẹn beta, lithium hoặc thuốc chống sốt rét.

- Uống rượu và hút thuốc cũng được biết là làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đối với bàn chân, cụ thể các vết trầy xước, ma sát có thể gây ra một hiện tượng được gọi là phản ứng Koebner, trong đó các mảng bám phát triển tự phát dọc theo đường chấn thương.

Bệnh vảy nến ở chân do nguyên nhân nào? Chuyên gia Nguyễn Thành phân tích trong video sau:

>> Xem thêm: Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là gì?

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh vảy nến ở chân?

Để chẩn đoán bệnh vảy nến, các bác sĩ có thể quan sát và hỏi bạn một số điều sau:

- Các mảng tổn thương da trên các bộ phận khác của cơ thể;

- Bạn có bị một nhiễm trùng strep gần đây hay không?

- Những loại thuốc bạn mới sử dụng gần đây?

- Tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc các bệnh tự miễn khác.

- Bạn có bị viêm khớp ở chân hay không?

Nếu không thể chẩn đoán, bác sĩ có thể lấy mẫu mô qua sinh thiết. Dưới kính hiển vi, các tế bào da vảy nến sẽ xuất hiện đặc điểm riêng biệt, không giống như bệnh chàm hoặc những tình trạng da có vảy khác.

 Sinh thiết da chẩn đoán bệnh vảy nến

Sinh thiết da chẩn đoán bệnh vảy nến

Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt để loại trừ tất cả các nguyên nhân gây ra triệu chứng của bạn. Dưới đây là một số bệnh cũng ảnh hưởng đến chân cần được phân biệt với vảy nến:

- Viêm da tiếp xúc.

- Bệnh chàm.

- Bệnh tay chân miệng.

- Vảy phấn đỏ nang lông.

- Bệnh giang mai thứ phát.

- Nấm móng tay.

- Nấm bàn chân.

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có ngứa không?

Cách điều trị bệnh vảy nến ở chân hiệu quả

Hiện nay, chưa có cách điều trị vảy nến khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng nhiều cách để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa nó tái phát. Mục tiêu của điều trị là: Giảm viêm (cục bộ hoặc hệ thống); giảm khô, bong tróc, ngứa và đau; tránh tái phát. Điều này liên quan đến các biện pháp can thiệp lối sống để giảm nguy cơ bùng phát cũng như sử dụng những thuốc bôi, uống hoặc tiêm để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Quang trị liệu cũng đã được chứng minh có giá trị đối với việc điều trị và kiểm soát bệnh vảy nến. Việc áp dụng phương pháp điều trị nào sẽ phụ thuộc vào mức độ của vảy nến, cụ thể:

Bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình

Bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình có thể được chữa bằng các phương pháp điều trị tại chỗ, bao gồm:

- Sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm da để điều trị da khô, ngứa, bong tróc và giúp ngăn ngừa nứt nẻ.

- Áp dụng kem, thuốc có chứa acid salicylic: Đây là chất keratolytic có sẵn trong các loại kem, xà phòng, dầu dưỡng da và dầu gội giúp thúc đẩy sự bong tróc của vảy, làm giảm các mảng tổn thương dày.

 Các loại thuốc, kem thoa trên da được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh vảy nến ở chân

Các loại thuốc, kem thoa trên da được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh vảy nến ở chân

- Hắc ín: Được sử dụng bôi lên da dưới dạng kem và dầu gội giúp giảm viêm và làm chậm sự phát triển của da.

- Kem chống ngứa có chứa các thành phần như long não, tinh dầu bạc hà hoặc benzocaine.

- Calcipotriene: Một dẫn xuất vitamin D giúp làm chậm quá trình sản xuất tế bào da và giảm viêm.

- Corticosteroid tại chỗ: Được áp dụng một cách tiết kiệm để giảm viêm cục bộ và giảm kích thước cũng như sự xuất hiện của mảng bám.

Bệnh vảy nến từ trung bình đến nghiêm trọng

Bệnh vảy nến từ vừa đến nặng có thể yêu cầu các liệu pháp tích cực nhắm đến mục tiêu giảm viêm theo những cách khác nhau và thường có tác dụng phụ lớn hơn. Chúng có thể bao gồm retinoids tại chỗ hoặc uống; thuốc chống thấp khớp như methotrexate và cyclosporine; các loại thuốc sinh học dạng tiêm.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Bệnh vảy nến đòi hỏi phải được kiểm soát suốt đời. Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp để ngăn ngừa tái phát, bao gồm:

- Giữ ẩm cho chân thường xuyên.

- Tránh tắm nước nóng bởi nó khiến da khô.

- Ngâm chân trong nước mát 10 – 15 phút có thể giúp giảm đau, làm mềm vảy. Hãy thêm muối Epsom hoặc bột yến mạch vào bồn tắm để làm dịu da bị viêm.

- Tránh chà xát da: Hãy sử dụng tay hoặc khăn mềm để nhẹ nhàng loại bỏ vảy.

- Giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì: Các mô mỡ (lưu trữ chất béo) quá mức làm tăng viêm nhiễm và nguy cơ bùng phát. Do đó, hãy giảm cân để mang lại sự khỏe mạnh cho bản thân cũng như giảm sự tái phát.

- Quản lý căng thẳng của bạn: Stress gây ra bệnh vảy nến và bệnh vảy nến gây ra căng thẳng. Để phá vỡ chu kỳ luẩn quẩn này, hãy thiền, hít thở sâu và thư giãn cơ thể.

- Tăng cường vận động cũng có thể giúp ích cho sự cải thiện bệnh vảy nến.

- Ngoài ra, giới chuyên gia khuyên bạn sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

 Kim Miễn Khang và Explaq giúp cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả, an toàn

Kim Miễn Khang và Explaq giúp cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả, an toàn

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng... Còn kem bôi da Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sói, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn đã có những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến ở chân hiệu quả. Đừng lo lắng và hãy luôn lạc quan, có lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh tốt nhất, bạn nhé!

>> Xem thêm: Người bị vảy nến cần kiêng gì?

Xem thêm kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến thành công

Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:

>> Xem thêm chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Bình (Thanh Xuân, Hà Nội, SĐT: 0243.855.1697) về quá trình vượt qua vảy nến tại đây.

Ý kiến của chuyên gia

Bị vảy nến ở chân dùng Kim Miễn Khang và Explaq có hiệu quả không? Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân tư vấn:

>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn về nguyên tắc điều trị vảy nến hiệu quả

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến ở chân cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Phương Anh



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.