Vảy nến ở mí mắt có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Tổn thương vảy nến thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như khuỷu tay, đầu gối, da đầu,... tuy nhiên, vảy nến ở mí mắt cũng khá phổ biến. Vậy, vảy nến ở mí mắt có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? Mời bạn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Vảy nến ở mí mắt có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến ở mí mắt có thể nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ hơn vì da ở khu vực này khá nhạy cảm. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện như: 

  • Mảng đỏ có vảy quanh mí mắt gây đau, rát, ngứa.
  • Lông mi chạm vào mắt gây khó chịu.
  • Khô mắt do mí mắt bị đóng vảy. Khi đó, vảy sẽ kéo mí mắt ra ngoài.
  • Vảy giống như gàu bong ra và dính vào lông mi.
  • Cảm thấy đau khi cử động mắt.
  • Viêm có thể dẫn đến sưng, làm cho lông mi cọ sát vào nhãn cầu.
  • Mí mắt bị khô, bong da, thậm chí có thể chảy máu.

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài, các cạnh của mí mắt có thể hướng lên hoặc hướng xuống, khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, vướng víu.

Trong một số ít trường hợp, mảng đỏ có thể ảnh hưởng đến mắt, dẫn đến viêm màng bồ đào, khô, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa. 

Vảy nến mí mắt có thể dẫn tới bệnh viêm màng bồ đào

Vảy nến mí mắt có thể dẫn tới bệnh viêm màng bồ đào

Nguyên nhân gây vảy nến ở mí mắt

Bệnh vảy nến phát triển khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Điều này dẫn đến sự phát triển quá mức của các tế bào da. Những tế bào này chết đi, không kịp rơi ra, hình thành các mảng sần đỏ, có vảy trắng hoặc bạc trên cơ thể, gây ngứa ngáy, khó chịu. Những mảng bám này thường ảnh hưởng đến da đầu, khớp, khuỷu tay và chân, nhưng chúng có thể xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể, kể cả trên mặt và mí mắt. Bệnh vảy nến ở mí mắt ảnh hưởng đến khoảng 10% số người mắc. 

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hiện tượng “nhầm lẫn” của hệ miễn dịch dẫn đến hình thành bệnh vảy nến vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu khoa học, các chuyên gia nhận thấy rằng, yếu tố di truyền, môi trường,... có thể kích hoạt các vảy da phát triển. Cụ thể như:

  • Nếu có anh chị em, bố mẹ trong gia đình bị vảy nến, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
  • Mắc một số bệnh nhiễm trùng như: Viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi,...
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Tổn thương da do chấn thương, vết cắn, cháy nắng, xăm hình,...
  • Thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? 

Điều trị vảy nến ở mí mắt bằng cách nào?

Vảy nến ở mí mắt cũng có cách điều trị tương tự như những vị trí khác, cụ thể:

Điều trị tại chỗ

Một số thuốc điều trị vảy nến tại chỗ bao gồm thuốc mỡ steroid, thuốc mỡ protopic,...

Thuốc mỡ steroid

Trong một số trường hợp, thuốc steroid đặc biệt để sử dụng xung quanh mắt có thể được chỉ định để điều trị vảy nến. Vì đây là vùng da nhạy cảm nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng. 

Nhóm thuốc này khi dùng trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, trong một nghiên cứu vào năm 2017, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, sử dụng steroid quanh mắt có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và dễ gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. 

Thuốc mỡ protopic hoặc kem elidel

Những loại thuốc này thuộc nhóm ức chế calcineurin tại chỗ, không có biến chứng bệnh tăng nhãn áp như steroid. Thuốc tác động trực tiếp trên hệ thống miễn dịch, giúp cải thiện triệu chứng vảy nến. 

Tuy nhiên, thuốc mỡ protopic có thể gây kích ứng da với cảm giác châm chích, nóng rát khi bôi. Bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt.

Thuốc bôi điều trị vảy nến ở mí mắt có thể kích ứng da

Thuốc bôi điều trị vảy nến ở mí mắt có thể kích ứng da

Điều trị toàn thân

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc phản ứng với các phương pháp điều trị khác, người bị vảy nến ở mí mắt có thể được chỉ định thuốc uống hoặc tiêm toàn thân. Một số nhóm thuốc phổ biến như: Retinoids, methotrexate, steroid đường uống,... 

Những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, suy thận, hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị ức chế trong thời gian dài.

Liệu pháp sinh học

Biện pháp này được áp dụng cho bệnh nhân vảy nến trung bình hoặc nặng bằng cách tiêm các loại thuốc sinh học (biological drugs), điều chế từ protein. Một số loại thuốc phổ biến như:

- Etanercept: Được dùng để điều trị vảy nến thể mảng mức độ vừa và nặng. Có thể sử dụng cho tình trạng viêm khớp vảy nến. Etanercept có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như ho, nhức đầu. Nặng hơn là nhiễm trùng, thiếu máu, giảm bạch cầu, suy tim,...

- Nhóm ức chế TNF: TNF là nhóm thuốc bao gồm adalimumab, etanercept, infliximab, có tác dụng tối ưu trong quá trình điều trị tình trạng viêm trong bệnh vảy nến. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng vì nó có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh như nhiễm trùng và ung thư.

- Alefacept (amevive): Thuốc được công nhận là mang lại hiệu quả điều trị cao, nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như: Đau đầu, viêm mũi – họng, ngứa, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể xuất hiện các tình trạng như giảm bạch cầu, nhiễm trùng nặng, suy gan.

- Efalizumab (raptiva): Đây là loại thuốc sinh học được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận năm 2003. Efalizumab chỉ sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh vảy nến thể mảng vừa, nặng và kéo dài dai dẳng. Người bệnh dùng thuốc efalizumab thường xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, nhiễm trùng, người lạnh run hoặc sốt.

Efalizumab giúp cải thiện vảy nến

Efalizumab giúp cải thiện vảy nến

Những lưu ý khi điều trị vảy nến ở mí mắt

Khi điều trị vảy nến ở mí mắt, người mắc nên lưu ý một số vấn đề sau để điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể:

  • Trang điểm có thể giúp che đi mẩn đỏ và vảy, nhưng những người bị bệnh vảy nến nên chọn mỹ phẩm trang điểm dành cho da nhạy cảm. Nên lưu ý, trang điểm cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc bôi bạn đang sử dụng và gây kích ứng mí mắt.
  • Xỏ khuyên trên lông mày nếu không chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến viêm nhiễm, làm trầm trọng hơn triệu chứng của vảy nến. Nếu bệnh vảy nến phát triển, lông mày có thể bị rụng, mí mắt bị bong tróc da. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi xỏ khuyên hoặc xăm hình.

>>> XEM THÊM: Người bị vảy nến nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Cải thiện vảy nến ở mí mắt bằng thảo dược thiên nhiên

Những phương pháp điều trị vảy nến ở trên đều tiềm ẩn những tác dụng phụ rất nguy hiểm. Vì vậy, hiện nay, một xu hướng đang được rất nhiều người tin tưởng cũng như các chuyên gia khuyên dùng đó là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Tiêu biểu trong số đó là bộ đôi sản phẩm thảo dược thiên nhiên cả dạng uống trong, bôi ngoài để cải thiện vảy nến hiệu quả - thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Kim Miễn Khang là sản phẩm thảo dược có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa, cân bằng lại hệ miễn dịch. Bởi, theo nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, sói rừng được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương, giảm lớp sừng, hỗ trợ cải thiện vảy nến. Khi kết hợp sói rừng cùng các loại thảo dược khác với liều lượng thích hợp với nhau có thể điều hòa miễn dịch, chống viêm và giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc. Ngoài ra, Kim Miễn Khang còn gồm các dược liệu có đặc tính chống oxy hóa, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nên cho hiệu quả lâu dài mà không gây tác dụng phụ. 

 Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

Trong khi đó, kem bôi Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên là chitosan (chủ đạo), kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát.

Đặc biệt, bộ đôi thảo dược Kim Miễn Khang & Explaq đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn chứng minh hiệu quả với bệnh vảy nến. Cụ thể, nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu trung ương (2014) chứng minh khi sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang cải thiện vảy nến gấp 2 lần so với không sử dụng. Sản phẩm Explaq đã được đánh giá lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chứng minh hiệu quả với người bệnh vảy nến.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến ở mí mắt. Đừng quên sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang & Explaq để cải thiện bệnh nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến ở mí mắt cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545/ 0916 755 060

Tài liệu tham khảo

https://www.allaboutvision.com/conditions/eyelid-psoriasis/#:~:text=Eyelid%20psoriasis%20 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/314408#home-remedies 

https://www.healthline.com/health/psoriasis/around-the-eyes

 



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.