Bệnh vảy nến thể mảng có nguy hiểm không? Điều trị ra sao cho hiệu quả?

Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám) là thể phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 80% người bị vảy nến. Bệnh gây ra tổn thương màu đỏ, sưng viêm và có lớp vảy trắng bao phủ. Vậy, bị vảy nến thể mảng có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào hiệu quả? Mời bạn xem thông tin trong bài viết sau đây.

Vảy nến thể mảng là gì? Triệu chứng nhận biết ra sao?

Bệnh vảy nến là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến cả nam và nữ bất cứ lúc nào- từ thời thơ ấu đến tuổi già. Nó có thể nhẹ hoặc trầm trọng tùy vào loại cũng như mức độ bệnh.

Bệnh vảy nến có nhiều dạng, phổ biến nhất là vảy nến thể mảng. Tình trạng này khiến da bị viêm, sưng đỏ, được bao phủ bởi vảy bạc. Trong hầu hết trường hợp, các mảng bám phát triển đối xứng ở cả hai bên của cơ thể, nhưng thường phổ biến nhất ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu, đặc biệt là ở chân tóc. Các vị trí phổ biến khác bao gồm bộ phận sinh dục, khe giữa mông, tai và rốn.

 Triệu chứng vảy nến thể mảng

Triệu chứng vảy nến thể mảng

>> Xem thêm: Nguyên nhân bệnh vảy nến da đầu

Nguyên nhân gây vảy nến thể mảng

Đến nay, nguyên nhân gây vảy nến thể mảng nói riêng và bệnh vảy nến nói chung chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, nó có liên quan đến sự suy yếu của hệ miễn dịch.

Ở cấp độ cơ bản, bệnh vảy nến là một rối loạn của hệ thống miễn dịch. Các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho T trở nên hoạt động quá mức, tạo ra lượng cytokine dư thừa, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u, interleukin-2 và interferon-gamma. Đổi lại, các hóa chất này kích hoạt viêm trong da và những cơ quan khác. Ở da, tình trạng viêm tạo ra 3 tác động đặc trưng: Mở rộng mạch máu, tích tụ tế bào bạch cầu và nhân lên nhanh chóng một cách bất thường của tế bào keratinocytes - các tế bào chính ở lớp ngoài của da. Ở làn da khỏe mạnh, keratinocytes mất khoảng một tháng để phân chia, trưởng thành, di chuyển đến bề mặt da và bong ra để nhường chỗ cho các tế bào non hơn. Nhưng trong bệnh vảy nến, toàn bộ quá trình được tăng tốc lên, chỉ còn 3 – 4 ngày. Điều này khiến da bị sưng viêm, dày lên và bong vảy.

 Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc vảy nến

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc vảy nến

Vảy nến có yếu tố di truyền, ít nhất 9 bất thường di truyền đã được liên kết với bệnh này. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng. Bệnh vảy nến có liên quan đến căng thẳng tâm lý, béo phì, hút thuốc, uống rượu, viêm họng, nhiễm virus, thiếu ánh sáng mặt trời và sử dụng một số loại thuốc (thuốc chống sốt rét, thuốc chẹn beta và các loại khác).

>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng lá lốt

Bệnh vảy nến thể mảng có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến thể mảng tuy lành tính nhưng nếu không được điều trị, nó có thể gây nhiều biến chứng tiêu cực. Bệnh vảy nến xuất hiện ở da và móng, những bất thường về hệ thống miễn dịch không chỉ gây ra bệnh mà chúng cũng có thể làm ảnh hưởng đến  các cơ quan nội tạng.

Viêm khớp: Có tới 25% người bệnh vảy nến bị viêm khớp. Trong một số trường hợp, viêm khớp có thể xuất hiện trước khi có tổn thương da. Có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa bệnh vảy nến móng tay và một số bệnh viêm khớp.

Viêm khớp vảy nến có thể tấn công các khớp nhỏ của ngón tay, một hoặc hai khớp lớn hơn ở nơi khác trên cơ thể hoặc cột sống. Đây là một bệnh viêm khớp mạn tính, gây đau đớn nhưng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và các dạng viêm khớp tự miễn khác là âm tính. Một số người sử dụng các thuốc chống viêm không steroid đã cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

Bệnh tim mạch: Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa bệnh vảy nến và đau tim. Nguy cơ biến chứng tim mạch cao nhất ở những bệnh nhân bị bệnh vảy nến nặng phát triển khi còn trẻ. Người bị vảy nến cũng có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu tin rằng, viêm là yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến với xơ vữa động mạch.

 Vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Rối loạn tâm lý xã hội: Giống như các bệnh mạn tính khác, vảy nến có thể gây ra sự đau khổ và phá vỡ các tương tác xã hội và năng suất công việc. Sự khó chịu về thể chất và mệt mỏi kết hợp với nhau làm cho bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng, không thể chữa khỏi.

Các điều kiện khác: Bệnh nhân bị vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh Crohn và hội chứng chuyển hóa - một loạt triệu chứng nguy hiểm liên quan đến huyết áp cao, kháng insulin, béo phì và rối loạn lipid máu. Bệnh nhân được điều trị bệnh vảy nến tích cực cũng tiềm ẩn nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư.

>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng lá khế

Cách điều trị vảy nến thể mảng hiệu quả

Những người bị bệnh vảy nến nhẹ có thể nhận được sự giúp đỡ từ việc điều trị với kem dưỡng ẩm da, dầu gội chống gàu và tắm nắng. Nhưng hầu hết người mắc cần điều trị theo dõi y tế. Mặc dù không có phương pháp điều trị nào chữa khỏi bệnh vảy nến nhưng có nhiều loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng căn bệnh này.

Điều trị tại chỗ: Những loại thuốc mỡ, gel và kem dưỡng da giúp điều trị vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Nhiều chế phẩm corticosteroid có sẵn giúp giảm viêm và kiểm soát ngứa. Corticosteroid cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng nhưng sử dụng lâu dài các steroid mạnh có thể làm mỏng da và tổn thương nội tạng. Các phương pháp điều trị tại chỗ mới được chứng minh rất hiệu quả bao gồm vitamin D, calcipotriene, calcitriol và vitamin A. Đây đều là thuốc theo toa.

Quang trị liệu: Đây là phương pháp cho da tiếp xúc với tia cực tím (UV) để điều trị bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng. UVB có thể được dùng một mình hoặc kết hợp với các thuốc bôi khác; Một số bệnh nhân có thể áp dụng UVB tại nhà. UVA thường được dành riêng cho bệnh vảy nến lan rộng mà các phương pháp khác điều trị không hiệu quả. Tuy hiệu quả nhưng phương pháp này có thể gây bỏng, ung thư da.

 Quang hóa trị liệu vảy nến

Quang hóa trị liệu vảy nến

Liệu pháp toàn thân: Các lựa chọn điều trị toàn thân bao gồm vitamin A dạng uống như thuốc acitretin, methotrexate chống dị ứng và thuốc cyclosporine ức chế miễn dịch. Những tác nhân sinh học nhắm vào các bước cụ thể trong hệ thống miễn dịch bao gồm alefacept, etanercept và infliximab. Tất cả các liệu pháp toàn thân này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng và đều cần có sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ giàu kinh nghiệm. 

Sử dụng sản phẩm thảo dược: Người bị vảy nến cần có biện pháp thay đổi lối sống như: Kiểm soát tốt căng thẳng, stress; Hạn chế uống rượu, bia; Bỏ hút thuốc lá; Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Ngoài ra, người bị vảy nến nên kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện, ngăn ngừa vảy nến hiệu quả có tên gọi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

 Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến rất hiệu quả, an toàn

Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến rất hiệu quả, an toàn

Explaq là kem bôi dược liệu với thành phần chính là chitosan, kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến tái phát.

Bởi vảy nến là bệnh tự miễn, xuất phát từ sự rối loạn miễn dịch nên để cải thiện triệu chứng hiệu quả lâu dài, bạn nên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống mang tên Kim Miễn Khang. Đây là sản phẩm thảo dược có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa, cân bằng lại hệ miễn dịch. Ngoài ra, thành phần của Kim Miễn Khang còn chứa các thảo dược có đặc tính chống oxy hóa, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nên giúp hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, bạn đã có thông tin chi tiết về bệnh vảy nến thể mảng. Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả nhé.

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến lây qua đường nào?

Chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh vảy nến

Bà Nguyễn Thị Kim Bình – SĐT: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.

Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq  

Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình điều trị vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:

>> Mời quý độc giả xem thêm kinh nghiệm cải thiện vảy nến thành công TẠI ĐÂY.

Chuyên gia giải đáp về bệnh vảy nến

Tác dụng của cây sói rừng trong Kim Miễn Khang và chitosan trong Explaq đối với bệnh vảy nến là gì? Cùng lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Hiền trong video dưới đây:

>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn cách điều trị vảy nến hiệu quả

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến thể mảng cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Khánh Ly



Bình luận

5
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này
    Cải thiện vẩy nến suốt 20 năm chỉ sau vài tháng nhờ cách này

    Gần 20 năm vật lộn với vảy nến, ông Xuân đã dùng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm. Mảng vảy da khô, bong tróc lâu ngày, vùng da này trở lên sần sùi, khô cứng gây ngứa ngáy và khó chịu. Điều này khiến ông tự ti không dám ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Giờ ông Xuân đã tìm ra cách lấy lại tự tin trong cuộc sống.

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.