Vẩy nến thể mủ là một trong những loại vẩy nến hiếm gặp. Tuy nhiên, nó được đánh giá là bệnh nguy hiểm, gây đau đớn về thể xác bởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết chính xác dấu hiệu, nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa vẩy nến thể mủ hiệu quả? Mời bạn đọc bài viết sau đây.
Triệu chứng nhận biết bệnh vẩy nến thể mủ
Vẩy nến thể mủ (vẩy nến mủ hoặc vẩy nến mụn mủ) là một thể khá hiếm của bệnh vẩy nến, với triệu chứng đặc trưng là các mụn mủ trắng tập hợp và mọc hàng loạt trên vùng da sưng viêm, đỏ.
Bệnh khởi phát đột ngột, bắt đầu bằng việc người mắc có thể sốt lên đến 40oC. Trong vòng 1 ngày, da trở nên như bỏng lửa, lan tỏa thành đám rộng, đôi khi đỏ da toàn thân nhưng mặt và lòng bàn tay chân thường không bị, da đỏ rực, căng hơi nề, vùng nếp gấp, sinh dục có nhiều tổn thương.
Triệu chứng bệnh vẩy nến thể mủ lan tỏa
Trong vòng 12 - 36 giờ sau đó, trên nền da đỏ nổi nhiều mụn mủ (mụn mủ vô khuẩn). Mụn mủ mọc thành từng đợt, nhỏ, rất nông, màu trắng sữa, tụ lại thành đám nhưng cũng có khi rải rác. Do mụn mủ mọc thành từng đợt nên đợt mụn cũ khô đi thì sẽ lại có đợt mụn mủ mới mọc lên.
Vài ngày sau, mụn vỡ, dịch mủ chảy ra rồi đóng vẩy tiết, có màu nâu. Bệnh thường xuất hiện ở khu vực bàn tay, bàn chân rồi lan ra khắp cơ thể, hiếm mọc ở mặt. Độ tuổi trung bình hay mắc bệnh này là từ 15 – 35, ít gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Căn cứ vào vị trí phát bệnh và biểu hiện lâm sàng, bệnh vẩy nến thể mủ được chia thành các loại chính sau đây:
Vẩy nến thể mủ lan tỏa
Tình trạng này còn được gọi là Von Zumbusch được phát hiện vào năm 1900. Bệnh có những biểu hiện cụ thể gồm:
- Các mụn mủ bắt đầu xuất hiện ở những vùng da đỏ ửng và căng rát bất thường.
- Mụn mủ khô lại và bong tróc sau 48 giờ, tạo thành lớp màng trắng bao phủ vùng da bị tổn thương.
- Một số người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, ớn lạnh, người ngứa ngáy, mệt mỏi. Tình trạng tổn thương gan và nhiễm trùng da có thể xuất hiện nếu không được chữa trị kịp thời.
Vẩy nến thể mủ khu trú
Vẩy nến thể mủ khu trú là loại xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và có xu hướng tiến triển mạn tính. Các triệu chứng cụ thể ở khu vực này là:
- Xuất hiện các mụn mủ màu vàng kem, mọc thành từng đám ở lòng bàn tay, bàn chân, hai bên gót chân. Sau một thời gian, chúng có thể vỡ ra, gây ngứa và tạo thành lớp vẩy mỏng bao phủ.
- Một số trường hợp có thể xuất hiện vẩy nến thể mủ ở đầu ngón tay, ngón chân, gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt.
Vẩy nến thể mủ khu trú ở lòng bàn tay
>> Xem thêm: Bệnh vẩy nến có ngứa không?
Nguyên nhân, đối tượng dễ mắc vẩy nến thể mủ
Hiện nay, nguyên nhân gây vẩy nến nói chung và vẩy nến thể mủ nói riêng chưa được nghiên cứu chính xác. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, nó có liên quan đến sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch.
Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thì không những không bảo vệ được cơ thể mà đặc biệt là nhận diện nhầm những tế bào của cơ thể là tác nhân lạ, do đó sinh ra phản ứng tấn công, phá hủy chúng. Trong bệnh vẩy nến, đó là các tế bào da. Điều này khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi quá nhanh, quá trình chết tế bào cũng vì thế mà bị rối loạn, các tế bào da chết tích tụ lại tạo thành mảng vẩy nến. Ngoài ra, bệnh vẩy nến cũng có thể được hình thành do các yếu tố như: Yếu tố di truyền, môi trường sống, nhiễm khuẩn, yếu tố tâm lý, rối loạn chuyển hóa,…
Những đối tượng dễ mắc phải vẩy nến thể mủ bao gồm:
- Người có tiền sử mắc bệnh vẩy nến thông thường.
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị trầm cảm,… Các loại thuốc có các thành phần như: Aspirin, corticosteroid, lithium,...
- Người đã bị tổn thương và nhiễm trùng da nhưng không được điều trị đúng cách.
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh,....
- Phụ nữ mang thai bởi do thay đổi nội tiết tố.
- Người bị tổn thương da, cháy nắng,…
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, thiếu vitamin D.
Da bị cháy nắng có thể kích hoạt vẩy nến thể mủ bùng phát
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến thể mủ là do đâu? TS Vũ Thị Khánh Vân phân tích trong video sau:
>> Xem thêm: Thông tin về bệnh vẩy nến móng
Vẩy nến thể mủ nguy hiểm ra sao?
Vẩy nến thể mủ được đánh giá là rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Đau nhức: Ban đầu, các mụn mủ chỉ mọc riêng lẻ ở những khu vực nhất định. Tuy nhiên, sau đó, chúng liên kết với nhau tạo thành “hồ mủ” trên da khiến người mắc có cảm giác đau rát, khó chịu, đặc biệt là khi mụn mủ bị vỡ ra.
- Dễ nhiễm trùng da: Các nốt mụn của bệnh vẩy nến thể mủ thường xuất hiện với số lượng lớn. Một khi các mụn nước này vỡ ra thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nếu không được vệ sinh sạch sẽ và thường phải cọ xát với quần áo hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói bụi. Tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc da đúng cách.
- Bệnh viêm khớp: Vẩy nến thể mủ gây ra các mụn mủ ở đầu móng tay, móng chân nên rất dễ dẫn đến viêm khớp và bong móng. Nếu không điều trị kịp thời, các khớp bị viêm sẽ sưng tấy, khiến cho người mắc gặp khó khăn cho việc di chuyển và vận động.
- Bệnh phụ khoa, nam khoa: Mụn mủ cũng thường xuất hiện ở vùng sinh dục, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn vùng kín sinh sôi, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo,…
- Có thể dẫn đến tử vong: Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị vẩy nến thể mủ sớm thì sẽ có nguy cơ tử vong, do da bị tổn thương nghiêm trọng, kéo theo các triệu chứng khác như rét run, mạch nhanh, thở nhanh, thể trạng suy sụp,…
Người bị vẩy nến thể mủ có thể sốt, mệt mỏi
>> Xem thêm: Bị vẩy nến nên bôi thuốc gì hiệu quả?
Cách điều trị và phòng ngừa vẩy nến thể mủ tái phát
Khi có các triệu chứng của bệnh vẩy nến thể mủ, người mắc nên đến ngay cơ sở y tế uy tế để được thăm khám và điều trị. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc Tây y
Người mắc vẩy nến thể mủ có thể sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng bôi hoặc điều trị toàn thân dạng uống, tiêm,… bao gồm:
- Steroids toàn thân: Loại thuốc này sử dụng cho trường hợp mắc bệnh nặng có tình trạng viêm khớp đi kèm. Nó giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng chỉ có tác dụng tạm thời. Khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng vì steroids được xác định là có liên quan đến khởi phát vẩy nến thể mủ. Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp, sau khi ngưng sử dụng thuốc thì bệnh lại tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.
- Một số thuốc ức chế miễn dịch: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù mang lại tác dụng chậm nhưng về lâu dài, thuốc mang lại hiệu quả tốt hơn so với steroids.
- Vitamin A: Được đánh giá là có tác dụng điều trị bệnh vẩy nến thể mủ tốt nhất. Tuy nhiên, cần tránh dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 12 tuổi.
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da có thể sử dụng như thuốc mỡ anthralin, acid salicylic, thuốc chứa calcipotriol liên kết với vitamin D, thuốc mỡ có thành phần nhựa than và các loại dầu gội,…
Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị vẩy nến thể mủ
Điều trị bằng quang trị liệu
Người mắc vẩy nến thể mủ có thể được điều trị bằng biện pháp quang trị liệu. Biện pháp này giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nó làm tăng nguy cơ ung thư da và bỏng da nếu áp dụng trong thời gian dài, do đó, cần thận trọng khi áp dụng cho người bị vẩy nến thể mủ có tổn thương lan rộng.
Các biện pháp phòng ngừa tái phát
Người bị vẩy nến thể mủ cần có lối sống và chế độ ăn uống khoa học như:
- Tăng cường vận động;
- Giảm stress, căng thẳng;
- Bảo vệ da khỏi chấn thương, trầy xước;
- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ,…
Các phương pháp điều trị tây y nói chung nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể. Ngoài ra, các phương pháp hiện nay vẫn chỉ cải thiện được triệu chứng chứ chưa tác động vào nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn.
Chính vì điều này nên các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Sản phẩm được bào chế dựa trên các mục tiêu phòng ngừa, cải thiện triệu chứng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế bệnh vẩy nến tái phát. Kim Miễn khang là sự kết hợp của rất nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên như:
Sói rừng: Vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, cây sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn rất hiệu quả. Do đó, thảo dược quý này đã tác động vào nguyên nhân “gốc rễ” gây bệnh vẩy nến (sự suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch).
Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn
Cao nhàu
Nhàu là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn, như vẩy nến, viêm khớp dạng thấp,…
Cao bạch thược
Bạch thược có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu cho thấy, bạch thược còn có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng. Do vậy, cao bạch thược giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nến hiệu quả.
Cao hoàng bá
Hoàng bá chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như vẩy nến.
Cao thổ phục linh
Thổ phục linh có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, lợi thấp,... Nó thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là bệnh vẩy nến.
Chiết xuất nhũ hương
Chiết xuất nhũ hương có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Một nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường ĐH Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic có trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt.
Sự kết hợp của những thành phần trên tạo thành công thức độc đáo giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, sưng, đau tại vùng da bị tổn thương. Đồng thời, sản phẩm tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh là giúp nâng cao hệ miễn dịch, từ đó ngăn vảy da hình thành, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh vẩy nến tái phát. Với thành phần từ thảo dược nên Kim Miễn Khang rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Trên thực tế, Kim Miễn Khang có tác dụng hiệu quả cho những người mắc vẩy nến qua từng ngày sử dụng.
Sau 2 tuần - 4 tuần: Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu biến mất.
Từ 1 tháng - 3 tháng: Những tổn thương bớt dần, da trở nên mịn màng, giảm hẳn bong tróc.
Từ 3 - 6 tháng: Nâng cao sức đề kháng, điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vẩy nến thể mủ hiệu quả
Ngoài Kim Miễn Khang, chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm kem bôi thảo dược Explaq chứa chitosan có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Đặc biệt khi kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,... chitosan đóng vai trò như chất dẫn dược chất đến đích, điều chỉnh sự phân bố của dược chất giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động của môi trường. Do đó kem bôi thảo dược Explaq vừa có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, đặc biệt kéo dài chu kỳ sống của tế bào, nhờ đó mà tác động toàn diện lên bệnh vẩy nến. Bệnh sau khi được kiểm soát triệu chứng sẽ ổn định, không tái phát.
Explaq giúp cải thiện vẩy nến thể mủ an toàn, hiệu quả
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có hiểu biết chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị vẩy nến thể mủ hiệu quả. Hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh và kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để vẩy nến nhanh được cải thiện, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh vẩy nến ở mặt
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh vẩy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vẩy nến 20 năm. Lúc đầu, bà Bình bị vẩy nến ở da đầu nhưng chủ quan không điều trị, vẩy nến lan rộng ra toàn thân. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang, Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vẩy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vẩy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vẩy nến của bà Bình trong video dưới đây:
>> Mời quý độc giả xem thêm kinh nghiệm vượt qua vẩy nến thành công TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Những khó khăn trong điều trị vẩy nến thể mủ khiến cho bệnh dễ tái phát là gì? Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân giải đáp dưới đây:
>> Xem thêm: Điều trị vẩy nến thể mủ như thế nào hiệu quả? Chuyên gia Nguyễn Thành giải đáp thắc mắc TẠI ĐÂY.
Để biết thêm thông tin chi tiết về vẩy nến thể mủ cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Hà Linh
Kim Miễn Khang để điều trị bệnh. Với thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ, không tương tác với thuốc tây y, giúp cân bằng, ổn định, điều hòa hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng cho da. Để được tư vấn miễn phí, đặt hàng chính hãng, bạn liên hệ tới số 18006107 nhé. Chúc bạn sức khỏe.