Vảy nến trên mặt là tình trạng bệnh lý phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, hiểu biết của mọi người về căn bệnh này còn hạn chế, do đó thường nhầm lẫn vảy nến trên mặt với các bệnh ngoài da khác dẫn đến việc điều trị sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy bệnh vảy nến trên mặt là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả?
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến trên mặt
Giống như bệnh vảy nến ở các vùng da khác trên cơ thể, khi phát hiện bệnh vảy nến trên mặt người mắc có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Da mặt đỏ ửng, xuất hiện những mảng tổn thương kích thước từ 2 - 3cm.
- Trên bề mặt da là những lớp sừng dày, lớp vảy trắng bong tróc thành từng mảng như vảy cá hoặc những lớp vảy hồng như vảy nến.
- Da mặt người mắc lúc này sẽ cực kỳ khô.
- Có thể xuất hiện những tổn thương như chảy máu hoặc mủ, viêm nhiễm ngoài da.
Dấu hiệu của bệnh vảy nến trên mặt
Dưới đây là những vị trí trên khuôn mặt thường bị bệnh vảy nến tấn công:
Khu vực lông mày
Xuất hiện các lớp vảy bao phủ vùng lông mi. Vành mi mắt có màu đỏ và cứng hơn bình thường, có thể hướng lên hoặc cụp xuống gây căng mí mắt, thậm chí là viêm mí mắt nếu tình trạng này kéo dài.
Khu vực quanh miệng và mũi
Khu vực lợi hoặc lưỡi, bên trong mũi hoặc trên môi xuất hiện lớp vảy màu trắng hoặc xám.
Khu vực tai
Trong một số trường hợp, người mắc bị những nốt vảy nến mọc trong tai, bịt kín, chặn ống tai gây ảnh hưởng đến thính giác.
Mắt
Bệnh vảy nến trên mặt khiến mắt bị khô, kích thích gây cản trở đến khả năng quan sát.
Ngoài các vị trí thường gặp trên, vảy nến trên mặt còn xuất hiện ở trên trán hay khu vực đường chẻ tóc.
Bệnh vảy nến trên mặt khiến mắt bị khô, cản trở khả năng quan sát
>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Cách phòng tránh bệnh vảy nến tái phát
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên mặt
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh vảy nến trên mặt. Một số nghiên cứu cho rằng gen và yếu tố miễn dịch có liên hệ mật thiết đến bệnh. Cụ thể, theo một số khảo sát, nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì những người thân xung quanh có nguy cơ mắc bệnh lên đến 40%.
Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của bạch cầu. Điều này khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến những tế bào này không hoạt động bình thường mà trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi sau 28 – 30 ngày, sau đó rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết liên tục và được nâng lên bề mặt da, không thể rơi ra ngoài nên tích tụ trên bề mặt da dẫn đến các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt gây chảy máu.
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến trên mặt bao gồm:
- Hút thuốc lá.
- Béo phì.
- Ảnh hưởng của thuốc tây.
- Tiền sử nhiễm trùng da.
- Uống rượu.
- Thiếu Vitamin D.
- Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng.
Căng thẳng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến
>>> Xem thêm: Những vị trí trên cơ thể dễ bị vảy nến nhất
Cách điều trị vảy nến trên mặt hiệu quả
Do mặt là khu vực cực kỳ nhạy cảm, da mặt cũng yếu và mỏng hơn so với các vùng da trên cơ thể nên khi điều trị vảy nến trên mặt người mắc cần hết sức cẩn trọng để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ về lâu về dài. Dưới đây là những cách thường được dùng để điều trị bệnh vảy nến ở mặt:
Dùng thuốc điều trị
Thuốc điều trị bệnh vảy nến da mặt thường nhằm mục đích kiểm soát các tế bào phát triển, làm mềm, tiêu vảy sừng, cấp ẩm, hạn chế tổn thương cho da. Một số loại thuốc phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Thuốc chứa corticosteroid nồng độ thấp: Thuốc có tác dụng giảm đỏ, sưng trên da. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên dùng một vài lần trong tuần, tránh dùng trong thời gian dài vì các dược chất trong thành phần có thể bào mỏng da, gây rạn da, mạch máu.
- Vitamin D tổng hợp: Có tác dụng làm chậm sự phát triển tế bào da. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn thận khi dùng bởi chúng có thể gây kích ứng lên da mặt.
- Retinoids (tên gọi khác của vitamin A): Thường sử dụng tazarotene. Thuốc có tác dụng loại bỏ vảy, giảm thiểu tình trạng sưng, viêm,…
- Pimecrolimus và tacrolimus: Đây là hai loại thuốc được FDA phê chuẩn cho người bị bệnh chàm, vảy nến. Tuy nhiên tổ chức trên cũng đưa ra khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn bởi nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa chúng và bệnh ung thư.
- Thuốc mỡ crisaborole: Đây cũng là dược phẩm được FDA phê chuẩn trong điều trị bệnh chàm da, vảy nến nhờ vào tác dụng giảm viêm.
- Coal tar (dẫn xuất của than đá): Thuốc có nhiều dạng khác nhau: Gel, kem, mỡ, dầu gội đầu, xà phòng,… Công dụng chính của Coal tar là kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, chống ngứa, kháng lại sự tăng sinh tế bào sừng và tế bào gai.
- Lotion, kem, kem dưỡng ẩm: Những sản phẩm này không có tác dụng trị bệnh vảy nến nhưng có thể giảm ngứa, cải thiện tình trạng da khô và đóng vảy.
- Axit salicylic: Đây là loại thuốc không cần kê đơn được áp dụng điều trị bệnh ngoài da phổ biến, trong đó có vảy nến. Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định dùng kèm với steroids hoặc coal tar để đẩy nhanh tiến độ điều trị.
Phương pháp quang trị liệu
Ngoài việc dùng các loại thuốc thì người mắc vảy nến có thể sử dụng phương pháp quang trị liệu. Phương pháp này sử dụng bức xạ tia sáng chiếu vào da để cải thiện các triệu chứng của vảy nến, đồng thời có tác dụng kích thích da tổng hợp vitamin B, ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch bị rối loạn, từ đó giúp cải thiện bệnh.
Biện pháp thay đổi lối sống
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị trên, người mắc vảy nến cần có lối sống khoa học, lành mạnh, bao gồm:
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích, vừng đen, ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá, hạn chế uống sữa, ăn thịt đỏ,…
- Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.
- Quản lý tốt stress, căng thẳng.
- Bảo vệ da không bị trầy xước, cháy nắng.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn.
Mời các bạn xem thêm chia sẻ của chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt về vấn đề: “Bị vảy nến ở mặt điều trị như thế nào?” trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Bị vảy nến nên bôi thuốc gì để nhanh cải thiện bệnh
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện vảy nến trên mặt hiệu quả, an toàn
Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị theo tây y, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị, nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến trên mặt tái phát. Trong dòng sản phẩm đó, tiêu biểu là bộ đôi “trong uống – ngoài bôi” Kim Miễn Khang và Explaq.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… Đây là các thảo dược có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, từ đó tác động tận gốc vào nguyên nhân gây vảy nến là sự suy yếu hệ miễn dịch. Sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh vảy nến trên mặt sẽ được khống chế hiệu quả.
Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị vảy nến trên mặt an toàn, hiệu quả
Bên cạnh “trong uống” Kim Miễn Khang, bạn nên kết hợp “ngoài bôi” với kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như: Chitosan (tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua), phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, dầu dừa,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo và giúp da mịn màng.
Explaq giúp làn da bị vảy nến trở nên mịn màng, sạch vảy
Bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin chi tiết về bệnh vảy nến trên mặt. Đừng quên thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để cải thiện bệnh vảy nến trên mặt hiệu quả, bạn nhé.
>>> Xem thêm: Cần làm các xét nghiệm gì để chẩn đoán chính xác bệnh vảy nến?
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng vảy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq, các triệu chứng vảy nến của bác đã được cải thiện tích cực, từ đó bác tự tin, vui vẻ trở lại. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Ý kiến của chuyên gia
Triệu chứng bệnh vảy nến có nặng lên theo thời gian không? Chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền giải đáp TẠI ĐÂY.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến trên mặt cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline( Zalo, Viber) 0916 757 545 / 0916 755 060.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh