Mọi người thường nhầm lẫn vảy nến với những bệnh lý ngoài da khác cùng chung triệu chứng khô, bong tróc da,... Chính sự nhầm lẫn này kéo theo nhiều hệ lụy khi dùng thuốc, không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy hiện nay có các xét nghiệm nào giúp chẩn đoán bệnh vảy nến? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là một rối loạn ngoài da mạn tính do tự miễn. Đây là một bệnh hệ thống, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nhưng các triệu chứng đặc trưng chủ yếu là tình trạng viêm và vảy da. Bệnh vảy nến xảy ra khi cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công chính những tế bào biểu bì, dẫn đến tình trạng viêm không kiểm soát và sự sản xuất nhanh chóng của các tế bào này.
Vảy nến làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, do ảnh hưởng từ tình trạng sưng, đau, ngứa ngáy, và thiếu thẩm mỹ tại vùng da bị tổn thương. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh thường không giống nhau ở mỗi người.
Vảy nến thường gây ngứa ngáy, khó chịu
>>> XEM THÊM: Các loại bệnh vảy nến thường gặp
Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy nến
Nếu bạn đang nghi ngờ rằng mình bị bệnh vảy nến, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này ngày càng tiến triển và có biện pháp điều trị kịp thời.
Hầu hết các bệnh về da liễu thường không được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu hay nước tiểu, mà chỉ chẩn đoán bằng cách kiểm tra da của người mắc bệnh. Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh vảy nến thường khá đơn giản với các bước sau:
Gặp bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bong tróc da ở đầu gối, khuỷu tay
Bạn nên gặp bác sĩ da liễu khi thấy tổn thương ở các vùng quanh khuỷu tay, đầu gối, cánh tay, nách, da đầu hoặc một số khu vực nhạy cảm, để xác định rõ bạn có đang mắc phải bệnh vảy nến hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành các khâu xét nghiệm chẩn đoán bằng cách lấy tiền sử bệnh và tiến hành kiểm tra các vị trí tổn thương để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và ngăn chặn sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe của bạn.
Gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xét nghiệm vảy nến
Chẩn đoán – Xét nghiệm
Bạn sẽ được khám lâm sàng để kiểm tra các tổn thương da, móng, khớp và niêm mạc. Điển hình là những vết thương bị nhiễm trùng, các đốm đỏ hoặc hồng. Vị trí tổn thương ở chỗ tỳ đè, những vùng cọ xát nhiều như khuỷu tay, đầu gối.
Chẩn đoán bệnh vảy nến dựa vào:
- Những thương tổn trên da.
- Hình ảnh mô bệnh học.
- Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính: Dùng thìa nạo nhiều lần trên vết thương do vảy nến cho đến khi vảy da bong thành lát mỏng có màu trắng đục. Và tiếp tục cạo khi thấy một lớp màng mỏng bong ra, dưới lớp màng là bề mặt màu đỏ, bóng, nhẵn, có những điểm rớm máu.
Chẩn đoán bệnh vảy nến
>>> Xem thêm: Bị vảy nến phải làm sao?
Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh vảy nến
Để đưa ra kết luận chính xác về bệnh đang mắc phải, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu da nhỏ tại vị trí bị tổn thương và tiến hành xét nghiệm.
Xét nghiệm soi da bên ngoài
Các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát soi da bên ngoài nhờ thiết bị y tế hỗ trợ để nhận biết bệnh chính xác nhất. Chủ yếu dựa vào các biểu hiện bên ngoài của bệnh bao gồm:
- Da khô, đỏ và dày sừng kèm theo bong tróc một vùng da nào đó, lâu dần lan ra vùng da khác hoặc không lây lan, tùy vào cơ địa.
- Đau, rát và ngứa da.
- Một số trường hợp khác lại có bọng nước chứa đầy mủ trắng, đây là trường hợp bị vảy nến thể mủ hoặc viêm nhiễm ngoài da.
- Vảy nến thể móng xuất hiện gây mủn móng tay, giòn móng tay, khô da tróc vảy ở vùng da xung quanh, tách móng, mất móng vĩnh viễn.
Xét nghiệm sinh thiết da
Các bác sĩ lấy mẫu da sau đó đi kiểm tra dưới kính hiển vi. Sau khi quan sát sẽ thấy được sự phân hóa tế bào do bệnh vảy nến và phân biệt được với các bệnh ngoài da khác.
Sinh thiết da giúp chẩn đoán bệnh vảy nến
Chụp X-quang, xét nghiệm máu
Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp vảy nến thì bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-quang để quan sát tổn thương ở khớp. Đặc biệt cần xét nghiệm máu để phân tích sự gia tăng của bạch cầu. Nếu hàm lượng bạch cầu trong máu tăng thì cơ thể đang bị viêm. Kết hợp với các tổn thương ngoài da, hình ảnh X-quang sẽ nhận biết chính xác bệnh vảy nến thể viêm khớp.
Dựa vào từng trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cụ thể để phát hiện bệnh. Thông thường đa số bằng kinh nghiệm thì các bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán bệnh rõ ràng. Chỉ trừ một số trường hợp như bệnh vảy nến thể viêm khớp, vảy nến gây viêm thì các bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số chẩn đoán khác để xác định bệnh.
Mời các bạn xem thêm chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về vấn đề: “Việc tự ý điều trị vảy nến có thể gây ra những hậu quả như thế nào?
>> Xem thêm: 5 thực phẩm người bị viêm khớp vảy nến nên ăn
Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện và ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả
Tuy vảy nến chưa thể chữa khỏi nhưng nếu được phát hiện sớm, người mắc hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Bên cạnh các biện pháp điều trị vảy nến hiện nay như dùng thuốc, quang hóa trị liệu, giới chuyên gia khuyên người mắc sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị vảy nến bởi sự hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang cùng kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang và Explaq giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả.
Để tăng cường hiệu quả cải thiện vảy nến, người bị bệnh nên sử dụng thêm kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức cần thiết về các phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh vảy nến. Hãy áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang, Explaq để vảy nến không còn làm phiền, bạn nhé.
>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng đông y
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh vảy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng. Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị vảy nến của anh Nguyễn Đình Trung TẠI ĐÂY
Ý kiến của chuyên gia
Những biến chứng của vảy nến có nguy hiểm không? Chuyên gia Nguyễn Thành giải đáp dưới đây:
>> Xem thêm: Phác đồ điều trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng liên hệ hotline 0916 757 545 / 0916 755 060
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.