Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, nhưng không ít người bị vảy nến ở tai. Tuy không phổ biến nhưng tình trạng này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người mắc. Vậy, làm thế nào để phân biệt dấu hiệu bệnh và điều trị vảy nến ở tai hiệu quả? Tham khảo thông tin trong bài viết sau!
Bệnh vảy nến có những loại nào?
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh tự miễn mạn tính, chủ yếu ảnh hưởng đến da của người mắc. Tính đến nay, thế giới đã ghi nhận khoảng 125 triệu người bị vảy nến, trong đó có 2,5 triệu người Việt Nam.
Vảy nến là bệnh lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng người mắc nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nó có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng lên xương khớp và các cơ quan khác.
Vảy nến có nhiều loại. Dưới đây là một số loại phổ biến:
- Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Đây là loại phổ biến nhất với 80% người bị vảy nến bị loại này. Dấu hiệu nhận biết bệnh là da có các tổn thương màu đỏ, sưng viêm, có vảy trắng, đường kính từ 2 – 20 cm. Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu.
Dấu hiệu bệnh vảy nến thể mảng
- Vảy nến thể giọt: Về tương quan, dấu hiệu bệnh vảy nến giọt tương tự dấu hiệu bệnh vảy nến mảng bám nhưng đường kính tổn thương nhỏ hơn, chỉ từ 2 – 20 mm. Tổn thương loại này thường xuất hiện ở cánh tay, chân hoặc lan ra toàn thân.
- Vảy nến thể mủ: Bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân sẽ có các mụn đầu mủ trắng. Mụn có thể vỡ ra, gây bội nhiễm nên người mắc cần đến các cơ sở y tế để khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
- Vảy nến đảo ngược: Bệnh gây ra tổn thương đỏ tươi, đau rát ở nách, háng, sau gối, dưới ngực. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bị cọ xát hoặc thấm mồ hôi.
- Vảy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân sẽ đỏ rực như tôm luộc và có lớp vảy trắng bao phủ. Người mắc có thể sốt, ớn lạnh, nhịp tim nhanh, nhiệt độ cơ thể rối loạn. Đây là loại bệnh nguy hiểm, người mắc cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu vảy nến đỏ da toàn thân
>> Xem thêm: Vảy nến có gây ngứa không?
Triệu chứng bệnh vảy nến ở tai
Vảy nến rất ít khi xuất hiện ở tai nhưng bạn có thể bị vảy nến ở tai kết hợp với các vị trí khác trên cơ thể như da đầu, chân, tay,.... Vảy nến có thể gây ra các mảng vảy nến ở quanh tai (phía sau tai) hoặc bên trong ống tai. Điều này có thể gây tắc nghẽn tai hoặc mất thính giác.
Nếu vảy nến phát triển thành mảng dày phía sau hoặc bên trong tai, nó có thể gây ra tình trạng như:
- Ngứa ngáy tai.
- Đau ở tai hoặc xung quanh tai.
- Bong tróc da ở xung quanh hoặc bên trong tai.
- Mất thính lực.
Rất hiếm khi vảy nến chỉ xuất hiện ở tai mà thường kết hợp với nhiều vị trí khác trên cơ thể. Đôi khi, nó là sự lan rộng của bệnh vảy nến da đầu.
Triệu chứng bệnh vảy nến ở tai
Việc chẩn đoán các triệu chứng bệnh vảy nến ở tai đôi khi khó khăn bởi dấu hiệu tương tự như các bệnh khác. Do vậy, bạn nên đến các chuyên khoa Da liễu để sinh thiết da, được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.
>> Xem thêm: Bệnh vảy nến lây qua đường nào?
Cách điều trị vảy nến ở tai
Vảy nến hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là, người mắc phải đối mặt với nguy cơ bệnh bùng phát nhiều lần trong đời. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng các cách dưới đây, các triệu chứng vảy nến ở tai sẽ được quản lý, kiểm soát tốt:
- Sử dụng thuốc nhỏ tai chứa steroid hoặc các loại thuốc khác theo đúng chỉ định của chuyên gia.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ (kem bôi, gel bôi) trực tiếp lên tổn thương da bên ngoài tai để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.
- Dùng thuốc uống ức chế hệ thống miễn dịch có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến trên khắp toàn thân, bao gồm cả bên trong tai.
Các loại thuốc điều trị vảy nến tuy đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng nhưng nhiều tác dụng phụ nên nếu tự ý sử dụng sẽ có nguy cơ tương tác thuốc và gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, bạn hãy thận trọng khi sử dụng!
- Áp dụng quang hóa trị liệu nếu cần thiết: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng tia UV chiếu trực tiếp lên tổn thương vảy nến, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Sử dụng thuốc là cách điều trị vảy nến ở tai phổ biến
- Tránh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh vảy nến như: Quản lý tốt tình trạng stress; Hạn chế sử dụng rượu, bia; Bỏ hút thuốc lá; Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt; Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, sữa nguyên chất, đồ chiên rán,…; Tăng cường vận động, ít nhất 30 phút/ngày.
- Ngoài ra, chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,.... Đây đều là những thành phần thiên nhiên có tác dụng điều tiết, điều hòa, tăng cường lại hệ miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Ngoài việc sử dụng Kim Miễn Khang, chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi ngoài da Explaq. Đây là kem bôi dược liệu thành phần thiên nhiên với chitosan (thành phần chủ đạo), dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác dụng bong sừng bạt vảy, dưỡng da, làm mềm mịn làn da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả, không gây tác dụng phụ.
Explaq hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Bạn nên uống Kim Miễn Khang ngày 2 lần, mỗi lần 4 – 5 viên trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 tiếng, kết hợp bôi kem Explaq 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng bộ đôi sản phẩm này từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả cao.
Bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về bệnh vảy nến tai và cách điều trị hiệu quả. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang, Explaq để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh vảy nến ở mặt
Kinh nghiệm cải thiện bệnh vảy nến
Bà Nguyễn Thị Kim Bình - số điện thoại: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vảy nến của bà Bình trong video dưới đây:
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.
Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Chia sẻ của những người đã cải thiện triệu chứng vảy nến thành công TẠI ĐÂY
Chuyên gia tư vấn phương pháp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
ThS Nguyễn Thị Hiền cũng cho rằng: “Ưu điểm lớn của bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq là có nguồn gốc từ thảo dược, rất an toàn, lành tính. Dạng viên nang và thuốc bôi tiện dụng nên có thể mang theo dễ dàng, người dùng yên tâm về nguồn gốc”. Xem thêm phân tích của ThS Nguyễn Thị Hiền trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn cách điều trị vảy nến hiệu quả nhất
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến tai cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Linh Ngọc