Bệnh vẩy nến có triệu chứng là những mảng da đỏ, trên có phủ những lớp vẩy màu trắng bạc, có thể gây ngứa nhiều.
Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân, các triệu chứng thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm da tiết bã, nấm,…
Để chẩn đoán bệnh vẩy nến, các bác sĩ sẽ kiểm tra da bệnh nhân; hỏi bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng; có thể lấy sinh thiết da hoặc cạo vẩy da để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Tuy nhiên, chính người bệnh cũng có thể tự xem xét và phân biệt để định hướng ban đầu xem mình bị vẩy nến hay là một bệnh nào đó khác.
Cách phân biệt vẩy nến với một số bệnh ngoài da khác
Dưới đây là một số bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh vẩy nến:
- Viêm da tiết bã: còn được gọi là tăng tiết bã nhờn trên da. Viêm da tiết bã là một rối loạn da phổ biến chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra vẩy, ngứa, da đỏ và gàu. Viêm da tiết bã chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, nhưng nó có thể xảy ra giữa các nếp gấp của da và trên da nhiều tuyến dầu. Nó có thể xảy ra trong và giữa lông mày, ở hai bên mũi và phía sau tai, trên xương ức, rốn, ở vùng háng và đôi khi ở nách. Trong khi đó, các triệu chứng của vẩy nến thường xuất hiện đầu tiên ở những vùng da bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng và trên da đầu.
Có thể phân biệt vẩy nến da đầu với viêm da tiết bã trên da đầu:
+ Trong bệnh vẩy nến có các lớp vẩy dày, màu trắng đục, dễ bong tróc, trên nền da đỏ có giới hạn rõ với vùng da lành xung quanh.
+ Trong bệnh viêm da tiết bã: có lớp gàu nhỏ trên đầu, có thể màu vàng hoặc trắng, có thể dính vào tóc, da nhờn, màu đỏ không giới hạn rõ.
Cần phân biệt vẩy nến da đầu với bệnh viêm da tiết bã
- Bệnh liken phẳng: da có các đốm nhỏ màu hồng hoặc tím, thường ở cánh tay, chân, lưng và cơ quan sinh dục, bệnh nhân thường bị ngứa. Bệnh này không có vẩy như bệnh vẩy nến. Nếu bị liken phẳng ở da đầu, bệnh nhân có thể bị rụng tóc, còn bệnh vẩy nến thì không gây rụng tóc.
- Bệnh nấm da: tổn thương da dạng phát ban thành vòng, có thể bị đỏ và viêm, có mụn, có vẩy da li ti ở viền ngoài còn vùng da ở giữa vẫn bình thường.
- Bệnh vẩy phấn hồng: một bệnh cũng thuộc nhóm bệnh tự miễn như vẩy nến nhưng tổn thương thường chỉ kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các đốm vẩy thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng hoặc lưng, sau đó lan ra. Bệnh nhân thường bị ngứa, đặc biệt là khi trời nóng. Các đốm vẩy thường kéo dài từ giữa thân mình ra 2 bên thân, tạo hình giống cây thông.
Trên đây là một số thông tin cơ bản có thể giúp bạn phân biệt sơ bộ bệnh vẩy nến với một số bệnh có triệu chứng tương tự. Nhưng để được chẩn đoán chính xác, bạn vẫn cần đi khám bác sĩ nhé!
Làm thế nào để hỗ trợ điều trị tốt bệnh vẩy nến?
Dù là bệnh gì cũng vậy, để điều trị tốt, người mắc cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia, đi khám lại theo lịch hẹn, cần chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, tránh các đồ ăn, thức uống có thể khiến triệu chứng xấu hơn (nếu có). Bên cạnh đó, người mắc cũng nên chú ý bổ sung một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Với vẩy nến, sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như sói rừng, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,…, Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, giúp giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tái phát vẩy nến.
Sản phẩm này cũng đã được chứng minh hiệu quả và độ an toàn trong đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thông thường bằng Kim Miễn Khang”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Kim Miễn Khang có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị vẩy nến và không có tác dụng không mong muốn.
Ngoài ra, từ khi có mặt trên thị trường đến nay, Kim Miễn Khang cũng đã được nhiều người sử dụng cho hiệu quả tốt. Tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Kim Bình - số điện thoại: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h hàng ngày), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vẩy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vẩy nến hiệu quả.
Bà Bình đã cải thiện vẩy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Mời quý độc giả nghe thêm về hành trình cải thiện vẩy nến của bà Bình trong video dưới đây:
Nếu bạn đang tìm hiểu về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Thu Hoài
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chúc bạn sức khỏe!
Theo như triệu chứng bạn mô tả thì hiện tượng của bạn là bệnh có vẩy ngoài da bạn nhé, có thể là bệnh vẩy nến, vẩy phấn hồng,...
Bạn hãy đi khám bác sĩ đi bạn nhé, trường hợp của bạn nếu là bệnh có vẩy ngoài da bạn có thể sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim miễn Khang và Explaq bạn nhé, bộ đôi sản phẩm tác động lên cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nên bạn không cần phải lo lắng.
Chúc bạn sức khỏe!
Ở phía ngoài của bàn chân, gót chân, ở đầu gối tôi có những vùng da bị khô, da màu bạc trắng, ngứa, khi gãi thì da bị bong da nhìn rất xấu và khó chịu.
Xin bác sỹ cho tôi biết tôi bị bệnh gì và phải dùng thuốc gì. Tôi xin cảm ơn.