Vảy nến là bệnh mạn tính, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh vảy nến nhờ vào thuốc, quang hóa trị liệu. Nhưng nếu sau một thời gian điều trị mà tình trạng bệnh của bạn không được cải thiện, hãy xem xét và thay đổi 6 điều dưới đây. Tìm hiểu ngay!
Nguyên nhân gây vảy nến
Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây vảy nến nhưng nhờ vào các nghiên cứu thực nghiệm, họ tin rằng, vảy nến phát triển do sự rối loạn của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ từ môi trường.
- Sự suy yếu của hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh như các virus, vi khuẩn nhưng khi bị vảy nến, hệ miễn dịch suy yếu sẽ nhận diện nhầm các tế bào da là “kẻ xâm lược” và tấn công chúng. Điều này làm đảo lộn chu trình hoạt động của các tế bào da. Thay vì chết sau 28 – 30 ngày được sinh ra, chúng lại chỉ được sống 3 – 4 ngày. Sau khi chết, các tế bào da tiến lên bề mặt da và tích tụ lại, chồng chất lên nhau, gây viêm và gây ra những mảng tổn thương đỏ, sưng viêm, có vảy trắng và ngứa ngáy, đôi khi nứt nẻ, chảy máu.
Ngoài ra, các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến:
- Yếu tố di truyền, lịch sử gia đình.
- Hút thuốc lá.
- Uống quá nhiều rượu, bia.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc vảy nến
- Tăng cân, béo phì.
- Lười vận động.
- Stress kéo dài.
- Da bị tổn thương, trầy xước, cháy nắng.
- Sử dụng một số loại thuốc điều như rối loạn nhịp tim, thuốc hạ huyết áp hoặc chống sốt rét,…
>> Xem thêm: Bị vảy nến tắm lá gì tốt?
6 điều cần xem xét khi triệu chứng bệnh vảy nến không thuyên giảm
Bệnh vảy nến là một tình trạng suốt đời, chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Khi bạn bị bệnh vảy nến trầm trọng hơn, bạn cần phải có giải pháp để kiểm soát các triệu chứng của mình.
Nếu bệnh vảy nến không cải thiện sau nhiều tháng thử dùng một loại thuốc mới, bạn hãy xem xét những điều sau đây:
1. Đổi thuốc
Tìm kiếm loại thuốc điều trị vảy nến phù hợp có thể là một điều khó khăn với nhiều người. Một số phương pháp điều trị có tác dụng phụ, trong khi những phương pháp khác sẽ hoạt động tốt trong vài tháng, sau đó đột nhiên không còn hiệu quả.
Hãy lựa chọn một loại thuốc điều trị vảy nến khác nếu thuốc hiện tại không hiệu quả
Các bác sĩ thường bắt đầu với những phương pháp điều trị nhẹ nhất và sau đó chỉ định các giải pháp mạnh hơn nếu bệnh vảy nến của bạn không cải thiện. Nếu một loại thuốc không hoạt động hoặc ngừng hoạt động sau một thời gian, bạn có thể cần một loại thuốc mạnh hơn hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu bạn thấy rằng, loại thuốc hiện tại của bạn thực sự không có ích, thay vì từ bỏ hoặc cố dùng hết đơn thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn khác.
2. Gặp bác sĩ da liễu mới
Khi nói đến các giải pháp điều trị bệnh vảy nến, có nhiều yếu tố để xem xét. Bạn có thể lo lắng về tác dụng phụ hoặc chi phí. Điều quan trọng là tìm một bác sĩ da liễu sẵn sàng làm việc với bạn. Nếu bạn thấy rằng, bác sĩ da liễu không dành thời gian giúp bạn đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp với nhu cầu, bạn có thể cần đổi một bác sĩ mới.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Mặc dù không phải ai cũng nhận ra các tác nhân gây ra bệnh vảy nến nhưng những gì bạn đang ăn có thể tác động đến các triệu chứng của bệnh.
Trong một cuộc khảo sát gần đây với 1.206 người mắc bệnh vảy nến, khoảng ½ số người được hỏi đã loại bỏ các loại thực phẩm sau ra khỏi chế độ ăn uống của họ và thấy triệu chứng bệnh vảy nến được cải thiện.
Rượu |
251/462 người (53,8%) |
Gluten |
247/459 người (53%) |
Rau củ như cà chua, ớt và cà tím |
156/297 người (52,1%) |
Đồ ăn vặt |
346/687 người (50%) |
Sản phẩm từ bột mì |
288/573 người (49,9%) |
Sữa |
204/424 người (47,7%) |
Ngoài ra, nhiều người được khảo sát thấy rằng, các triệu chứng của họ được cải thiện sau khi thêm những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:
- Dầu cá hoặc các nguồn axit béo omega-3 khác;
- Các loại rau;
- Bổ sung vitamin D đường uống;
- Men vi sinh.
Ngoài ra, hơn 2/3 số người chuyển sang chế độ ăn kiêng sau đây đã thấy làn da được cải thiện:
- Chế độ ăn kiêng Pagano: Đây là chế độ ăn kiêng được phát triển bởi Tiến sĩ John Pagano, nhấn mạnh đến việc cắt bỏ carbohydrate tinh chế, hầu hết các loại thịt đỏ và rau củ khỏi thực đơn hàng ngày.
- Chế độ ăn thuần chay, loại bỏ tất cả các sản phẩm động vật, bao gồm sữa và trứng.
- Chế độ ăn kiêng, chỉ ăn thực phẩm nguyên chất, loại bỏ thực phẩm chế biến.
4. Loại bỏ rượu
Uống rượu, ngay cả với một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến bệnh vảy nến theo nhiều cách khác nhau. Rượu không chỉ kích hoạt bùng phát, mà còn có thể:
- Tương tác với thuốc trị vảy nến của bạn và làm giảm hiệu quả.
- Tăng tác dụng phụ nghiêm trọng của một số loại thuốc.
- Giảm khả năng thuyên giảm bệnh.
- Làm suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này sẽ khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Khiến cơ thể bạn sản xuất nhiều protein gây viêm hơn gọi là cytokine, có thể làm cho các triệu chứng vảy nến tồi tệ hơn.
Uống rượu khiến vảy nến ngày càng trầm trọng hơn
Nếu bạn không thể kiểm soát được bệnh vảy nến của mình, hãy cân nhắc cắt giảm hoàn toàn đồ uống có cồn ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
5. Thoát khỏi căng thẳng
Căng thẳng có thể dễ dàng kích hoạt một đợt bùng phát bệnh vảy nến. Nếu căng thẳng đang chi phối cuộc sống, bạn nên suy nghĩ về việc thực hiện các thay đổi để giảm bớt nó.
Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thấy mình đảm nhận nhiều việc hơn những gì có thể xử lý. Có lẽ đã đến lúc cắt giảm một số hoạt động mà bạn không có thời gian hoặc nói không với các hoạt động mới.
Chúng ta không thể tránh hoàn toàn căng thẳng nhưng có những cách giúp đối phó với căng thẳng tốt hơn. Hãy thử các hoạt động sau để giúp quản lý căng thẳng: Thở sâu, yoga, thiền, tập thể dục, viết nhật ký, dành thời gian với gia đình, đi dạo, chăm sóc thú cưng,… Nếu bạn không thể giảm căng thẳng mặc dù đã cố gắng hết sức, hãy hỏi bác sĩ để được giới thiệu đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
6. Tắm hàng ngày
Ngâm mình trong bồn nước ấm mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trên làn da. Bạn cũng có thể thêm muối Biển Chết, dầu khoáng, bột yến mạch hoặc dầu ô liu để giúp giảm ngứa và kích ứng. Để tăng thêm hiệu quả, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm giúp làm dịu làn da bị vảy nến
>> Xem thêm: Vảy nến da đầu nhẹ
Cải thiện bệnh vảy nến nhờ dùng sản phẩm thảo dược
Khi thấy các triệu chứng vảy nến của mình không cải thiện dù đã điều trị, bạn hãy áp dụng các biện pháp ở trên để nhanh chóng loại bỏ những tổn thương trên da. Ngoài ra, người bị vảy nến nên: Tăng cường vận động, ít nhất là 30 phút/ngày; Quản lý căng thẳng; Luôn lạc quan, vui vẻ; Bỏ hút thuốc lá; Hạn chế uống rượu, bia,… sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang và Explaq giúp cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả, an toàn
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng... Người bị vảy nến uống Kim Miễn Khang ngày 2 lần, mỗi lần 4 – 5 viên trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
Để cải thiện vảy nến, các chuyên gia khuyên người bị vảy nến nên sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang với kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sói, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến. Người bị vảy nến nên sử dụng Explaq 2 lần/ngày sau khi làm sạch da bằng nước sạch và khăn mềm.
Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bạn đã có những biện pháp thay đổi khi triệu chứng bệnh vảy nến không cải thiện dù đã điều trị. Đừng lo lắng và hãy luôn lạc quan, có lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh hiệu quả, bạn nhé!
>> Xem thêm: Người bị vảy nến cần kiêng gì?
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq, các triệu chứng vảy nến của bác đã được cải thiện rất tốt.
Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Ý kiến của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn về phương pháp điều trị vảy nến, giảm ngứa trong video sau đây:
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn về nguyên tắc điều trị vảy nến hiệu quả
Để biết thêm thông tin chi tiết về triệu chứng bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Phương Linh