Nhuộm tóc khi bị vẩy nến, đặc biệt là vẩy nến da đầu sẽ làm tổn thương bệnh nặng hơn và kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém, khiến người bệnh mệt mỏi.
Nhuộm tóc khi bị vẩy nến: Cẩn thận da đầu khô như ngói
Bệnh vẩy nến da đầu là một trong những loại phổ biến nhất của tình trạng này. Nó có thể gây ra các giọt vẩy trắng có kích thước nhỏ hoặc các mảng tổn thương lớn phát triển trên da đầu. Bệnh vẩy nến da đầu khác với hiện tượng có gàu, vì vậy, bạn phải phân biệt rõ và có cách điều trị kịp thời.
Những người mắc bệnh vẩy nến phải nhận thức sâu sắc về các hóa chất tiếp xúc với da của họ, vì một số chất có thể gây kích ứng da, thậm chí có thể kích hoạt bùng phát vẩy nến.
Khi bạn nhuộm tóc, phản ứng xấu có thể xảy ra khi một số chất trong thuốc nhuộm tiếp xúc với da đầu hoặc các vùng khác trên da, chẳng hạn như cổ, vai và mặt.
Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn tránh mọi sự cố khi muốn nhuộm tóc.
1. Hãy cho thợ làm tóc của bạn biết
Nếu bạn bị vẩy nến da đầu mà muốn nhuộm tóc, hãy cho thợ làm tóc biết về tình trạng của bệnh. Nếu thợ không quen với việc xử lý tóc khi bị vẩy nến da đầu, bạn có thể gửi cho họ một số nguồn uy tín để họ biết thông tin và những điều họ cần phải xử lý với da đầu của bạn.
Hãy cẩn trọng khi nhuộm tóc nếu bạn bị vẩy nến
2. Thực hiện kiểm tra tổn thương da đầu
Cách kiểm tra chính xác và an toàn nhất là cho một chút thuốc nhuộm hoặc thuốc tẩy trên một phần nhỏ của tóc trước khi thực hiện tất cả đầu. Hãy thử nó trên một chút tóc có tổn thương da ở phía sau cổ của bạn. Khu vực này nhạy cảm hơn và là vị trí bạn có nhiều khả năng bị phản ứng bất lợi nhất.
Nếu sau 24 giờ không gặp bất kỳ vấn đề gì, bạn nên tiếp tục với phần tóc còn lại. Đồng thời, hãy đảm bảo tuân thủ cẩn thận các chỉ dẫn của sản phẩm.
3. Hãy cẩn thận hơn với khuôn mặt của bạn
Thuốc nhuộm tóc tiếp xúc với khuôn mặt của bạn, bao gồm trán, có thể làm bẩn da và cũng làm trầm trọng thêm triệu chứng vẩy nến. Các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng một lớp bảo vệ quanh tai, cổ và những nơi nhạy cảm khác bằng cách dùng khăn hoặc dùng tấm bảo vệ quanh cổ.
4. Không nhuộm tóc khi vẩy nến đang bùng phát
Nếu bệnh vẩy nến da đầu của bạn đang rất trầm trọng, bạn không nên nhuộm tóc cho đến khi bạn kiểm soát được bệnh. Bởi da đầu tiếp xúc với hóa chất có thể làm các triệu chứng nặng hơn và khiến thời gian điều trị dài hơn.
Hãy kiểm soát vẩy nến da đầu trước khi bạn có ý định nhuộm tóc
5. Coi chừng paraphenylenediamine
Thành phần paraphenylenediamine (PPD) là thủ phạm đằng sau hầu hết các phản ứng dị ứng có thể có trong thuốc nhuộm tóc, đặc biệt gây hại với người có làn da rất nhạy cảm. Nghiên cứu cũng liên kết nó với một số biến chứng gây tử vong, bao gồm cả suy hô hấp.
Nếu bạn lo lắng về phản ứng, hãy tránh các sản phẩm liệt kê thành phần này. Thuốc nhuộm tóc màu nâu hoặc đen thường chứa nó.
6. Cẩn thận sự tương tác giữa thuốc điều trị và thuốc nhuộm
Một số sản phẩm điều trị bệnh vẩy nến da đầu không phù hợp với tóc nhuộm. Tương tác giữa các hóa chất có thể tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn, bạn có thể bị dị ứng nghiêm trọng.
7. Hãy coi chừng các phản ứng dị ứng
Một số phản ứng dị ứng có thể xảy ra với thuốc nhuộm tóc với các triệu chứng, bao gồm: Da trở nên đỏ và sưng lên với cảm giác nóng rát hoặc đau đớn.
Những triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi nhuộm tóc. Vị trí dị ứng có thể là da đầu, mặt hoặc mí mắt nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác của cơ thể. Nếu bạn bị đau, sưng hoặc phồng rộp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu phản ứng nặng.
Sản phẩm thiên nhiên giúp cải thiện bệnh vẩy nến
Nhuộm tóc là thói quen làm đẹp được ưa chuộng của hầu hết mọi người. Nếu nghĩ rằng, bị vẩy nến không được nhuộm tóc thì thật tồi tệ. Hãy làm theo các chỉ dẫn ở trên để da đầu của bạn được bảo vệ khi bị vẩy nến. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy phòng ngừa vẩy nến da đầu ngay từ bây giờ để không phải lo lắng khi nhuộm tóc.
Hiện nay, xu hướng cải thiện vẩy nến bằng thảo dược đang được các chuyên gia y tế khuyến khích bởi sự an toàn, không tác dụng phụ, lành tính, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn bị vẩy nến, đừng lo lắng, bởi bạn cũng sẽ được nhận sự hỗ trợ hiệu quả từ các sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với chiết xuất cây sói rừng và kem bôi dược liệu Explaq có thành phần chính là chitosan.
Bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp cùng với thổ phục linh, bạch thược, nhàu, hoàng bá, nhũ hương giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa vẩy nến tái phát.
Kem dược liệu Explaq có thành phần chính là chitosan kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc và lá sòi giúp tái tạo làn da bị tổn thương do vẩy nến, dưỡng da, cung cấp độ ẩm cho da, mang lại làn da khỏe mạnh.
Người mắc nên kiên trì sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vẩy nến tốt nhất.
Nhiều người sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq đã cải thiện đáng kể các triệu chứng vẩy nến, mang lại cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc:
Ông Ngô Tấn Xuân (trú tại số 110 đường Thống Nhất, TT Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) bị vẩy nến nhiều năm. Cùng xem thêm chia sẻ của ông Xuân TẠI ĐÂY.
Hãy cẩn trọng khi nhuộm tóc nếu bạn đang trong đợt bùng phát của vẩy nến da đầu. Đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất vẩy nến da đầu nói riêng và các thể vẩy nến khác nói chung.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh