Lupus ban đỏ không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tim, thận, khớp,... Vì vậy, kiểm soát bệnh từ sớm giúp tránh biến chứng nguy hiểm và có thể sống chung hòa bình với bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách điều trị lupus ban đỏ được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Điều trị lupus ban đỏ bằng tây y
Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể dùng thuốc tây để kiểm soát các đợt cấp tính của bệnh. Nếu bệnh được cải thiện sớm sẽ tránh những biến chứng nguy hiểm. Những thuốc được bác sĩ kê trong điều trị lupus ban đỏ bao gồm:
Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được dùng để giảm viêm, giảm đau và hạ sốt, cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh lupus ban đỏ. Một số thuốc thường được dùng phổ biến như ibuprofen hoặc thuốc kê đơn như Voltaren, Celebrex, Orudis.
Khi sử dụng nhóm thuốc này để điều trị lupus ban đỏ cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc trên dạ dày và cần báo với bác sĩ để có thể kết hợp với thuốc bảo vệ dạ dày hoặc đổi thuốc điều trị lupus ban đỏ khác. Để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia.
NSAIDs cũng có thể gây tăng huyết áp và giữ nước, làm suy giảm chức năng thận. Vì vậy, nên tránh sử dụng thuốc ở những người bị bệnh thận do lupus ban đỏ (viêm thận lupus). Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh lupus ban đỏ cũng cao hơn khi dùng thuốc. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh phải thảo luận về những rủi ro và lợi ích của việc sử dụng NSAIDs với chuyên gia.
NSAIDs - nhóm thuốc giúp giảm viêm, đau cho người bệnh lupus ban đỏ
Thuốc hydroxychloroquine
Các loại thuốc như hydroxychloroquine là thuốc chống sốt rét, nhưng hiện nay lại rất hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động của hệ miễn dịch trong các bệnh mạn tính như lupus ban đỏ. Thuốc có thể giảm triệu chứng trên da và khớp của bệnh lupus ban đỏ. Không chỉ vậy, hydroxychloroquine còn hiệu quả trong việc làm giảm các đợt bùng phát bệnh và giảm cholesterol, giảm nguy cơ huyết khối tắc mạch ở người bệnh có kháng thể kháng phospholipid. Sử dụng hydroxychloroquine duy trì sẽ giảm tích lũy tổn thương các cơ quan và chứng loãng xương do điều trị bằng glucocorticoid gây ra, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, hydroxychloroquine có thể gây biến chứng ở mắt như: Lắng đọng giác mạc, rối loạn thị giác, sợ ánh sáng,... Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa và đau đầu,...
Thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid giúp điều trị viêm, giảm đau, hạ sốt, đồng thời làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng bệnh. Corticosteroid thường được dùng bằng đường uống, nhưng có thể tiêm trong trường hợp bệnh lupus ban đỏ bùng phát nghiêm trọng. Liều dùng Corticosteroid phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sức khỏe của người đó.
Một số tác dụng phụ của Corticosteroid bao gồm:
- Tăng cân, tăng cảm giác thèm ăn và giảm chuyển hóa.
- Nguy cơ loãng xương.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tăng tốc độ xơ vữa động mạch.
- Rối loạn tâm trạng.
- Mỏng da, teo da, dễ bị bầm tím.
- Loét miệng.
Corticosteroid giúp cải thiện triệu chứng bệnh lupus ban đỏ
Thuốc ức chế miễn dịch
Dùng thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprine, Cyclophosphamide, Methotrexate làm giảm các triệu chứng lupus ban đỏ bằng cách giảm hoạt động của hệ miễn dịch. Mỗi loại thuốc có tác dụng cụ thể đối với bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, sử dụng thuốc cần có sự giám sát của chuyên gia.
Đối với các biểu hiện bên ngoài thận như viêm khớp, phát ban nếu dùng Hydroxychloroquine hoặc Corticosteroid tại chỗ không hiệu quả có thể sử dụng Methotrexate.
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mặc dù hiệu quả với bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể làm cho người bệnh suy giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn, thậm chí nếu nặng gây tử vong. Chính vì vậy, thuốc không phải lựa chọn đầu tiên mà chỉ dùng khi thuốc khác không hiệu quả hoặc đáp ứng kém.
Thuốc sinh học
Dùng thuốc sinh học điều trị bệnh lupus ban đỏ là một phương pháp khá mới. Thuốc sinh học nhắm đúng đích tác nhân sinh học của phản ứng miễn dịch có thể là lymphocyte B hoặc cytokine như interferon.
Belimumab là một trong những thuốc sinh học được dùng phổ biến. Thuốc được truyền trực tiếp qua đường tĩnh mạch, nhắm đến mục tiêu là các protein kích thích tế bào lympho B để làm giảm số tế bào lympho B bất thường, cải thiện triệu chứng bệnh lupus ban đỏ.
Belimumab - Thuốc sinh học điều trị lupus ban đỏ
Thay đổi lối sống cải thiện bệnh lupus ban đỏ
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh lupus ban đỏ cũng có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống. Cụ thể:
- Không tiếp xúc trực tiếp với ánh mắt trời gay gắt. Người bệnh lupus ban đỏ nên hạn chế ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng - 4 giờ tối.
- Người bệnh nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 50, sau mỗi 4 giờ.
- Tập luyện thể dục mức độ vừa phải thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cải thiện bệnh lupus ban đỏ.
- Thư giãn, giảm căng thẳng để cải thiện triệu chứng lupus ban đỏ.
Chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa lupus ban đỏ bùng phát
- Lupus ban đỏ gây viêm nên người bệnh cần ăn những thực phẩm có tính chất kháng viêm như: trái cây, rau quả giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm chứa axit béo omega 3.
- Nên ăn những thực phẩm giàu canxi, vitamin D như sữa chua, sữa hạnh nhân, phô mai ít béo,...
- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol và phản ứng viêm. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế ăn muối để tránh giữ nước và không bị tăng huyết áp.
>>> XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người mắc bệnh lupus ban đỏ
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện lupus ban đỏ an toàn, hiệu quả
Hiện nay, xu hướng lựa chọn kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược với tây y trong điều trị bệnh lupus ban đỏ đang rất phổ biến. Vì vậy, nhiều người bệnh lựa chọn sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang có chứa thành phần sói rừng, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương...
Theo nghiên cứu từ Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc vào năm 2009, sói rừng có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng đỏ da, viêm da mà không ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch khỏe mạnh.
Viên uống Kim Miễn Khang giúp giảm triệu chứng, ngừa biến chứng bệnh lupus ban đỏ
Ngoài ra, bạch thược giúp tiêu viêm, giảm đau còn hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, nhũ hương hỗ trợ cải thiện tình trạng dị ứng, ngứa ngáy ngoài da. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thảo dược giúp cải thiện các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung ương cho hiệu quả cải thiện tốt bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ).
>>> XEM THÊM: Kim Miễn Khang có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Trên đây là những thông tin hữu ích về điều trị lupus ban đỏ. Bạn hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.