Bệnh vảy nến có ngứa không? Làm sao để cải thiện bệnh?

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc phải căn bệnh vảy nến. Nhiều người thắc mắc rằng: Bệnh vảy nến có ngứa không? Làm thế nào để cải thiện các triệu chứng sưng, viêm, da bong tróc? Tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người mắc. Để tìm hiểu kĩ hơn về bệnh vảy nến, mời các bạn thông tin qua bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2 - 3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng với người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần so với bình thường, do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành các mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng.

Các tế bào da bong tróc nhiều khi mắc bệnh vảy nến

Các tế bào da bong tróc nhiều khi mắc bệnh vảy nến

>> Xem thêm: Mách bạn cách giảm ngứa ngáy, khó chịu do vảy nến đơn giản, hiệu quả

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh vảy nến được hình thành khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Bình thường, hệ miễn dịch là “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus,... Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn thì không những không bảo vệ được cơ thể mà đặc biệt là nhận diện nhầm những cơ quan, tế bào của cơ thể là tác nhân lạ, do đó sinh ra phản ứng tấn công, phá hủy chúng. Trong bệnh vảy nến, cơ quan bị tổn thương đó chính là da. Điều này khiến các tế bào da bị rút ngắn thời gian sống, chết đi quá nhanh, quá trình chết tế bào cũng vì thế mà bị rối loạn, các tế bào da chết tích tụ lại tạo thành mảng vảy nến.

Ngoài nguyên nhân trên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ mắc vảy nến thì nguy cơ con cái bị bệnh này khoảng 8%. Nếu cả bố mẹ đều mắc vảy nến thì nguy cơ sẽ là 41%. Khoảng 10% dân số thế giới mang gen vảy nến nhưng chỉ có 2 – 3% trong số này thực sự phát triển bệnh.

- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ mắc vảy nến hơn người khỏe mạnh. Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn cũng tiềm ẩn nguy cơ cao bị vảy nến.

- Căng thẳng, stress kéo dài: Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc vảy nến hoặc trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

 Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

- Hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc vảy nến mà còn làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

- Uống rượu, bia quá nhiều: Tiêu thụ quá nhiều bia, rượu làm tăng nguy cơ mắc vảy nến. Ngoài ra, nó còn làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.

>>>XEM THÊM: Người bị vảy nến nên bôi thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn mạn tính có thể dẫn đến phát ban, các mảng có vảy và thay đổi sắc tố da. Vậy, người bị vảy nến có ngứa không?

Câu trả lời là có, điều này được giải thích cụ thể như sau:

- Vảy nến hình thành khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tấn công nhầm các tế bào da, khiến cơ thể sản sinh  những tế bào mới nhanh hơn nhiều so với bình thường. Từ đó, tạo ra các mảng màu trắng hoặc bạc nổi lên có thể gây đau và ngứa. Các chuyên gia cũng nhận xét rằng, bệnh vảy nến có thể gây cảm giác ngứa, nóng rát tương tự như vết cắn của kiến ​​lửa. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ngứa ngáy có thể khác nhau giữa các đợt bùng phát. Chẳng hạn, một đợt bùng phát bệnh vảy nến chỉ gây ngứa nhẹ, trong khi lần sau lại ngứa rất dữ dội.

 Người bị vảy nến thường có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát

Người bị vảy nến thường có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát

- Hệ miễn dịch rối loạn cũng gây ra tình trạng viêm, dẫn đến ngứa ngáy. Đôi khi, người bệnh gãi quá nhiều làm cho các triệu chứng vảy nến tồi tệ hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây kích ứng da. Từ đây, cơ thể lại “nỗ lực” chữa lành những vết thương này, làm cho tình trạng ngứa trầm trọng, như một vòng tròn luẩn quẩn không có điểm dừng.

Mời bạn theo dõi thêm phân tích của chuyên gia Nguyễn Thành về vấn đề “Bị vảy nến có ngứa không” trong video dưới đây!

>>>XEM THÊM: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến 

Làm sao để cải thiện bệnh vảy nến?

Điều trị dứt điểm bệnh vảy nến tương đối khó khăn, cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó việc kiểm soát sự phát triển, cải thiện triệu chứng là những vấn đề hàng đầu mà người bệnh cần quan tâm và thực hiện. Dưới đây là một số biện pháp:

Kiểm soát chế độ ăn hàng ngày

Theo Tổ chức Bệnh Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (National Psoriasis Foundation), người mắc bệnh vảy nến nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D và omega-3. Đây là những chất có tác dụng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn thực ăn nhanh, thịt đỏ, hải sản, các đồ chế biến sẵn,…  để đẩy lùi nguy cơ bùng phát của bệnh.

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh, tràn đầy niềm vui và tiếng cười sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe của người bệnh. Hãy tập cho mình những thói quen tốt như: Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, và tham gia các khóa học thiền hoặc yoga để giảm tải stress trong công việc cũng như cuộc sống.

Tắm nắng

Tia cực tím của ánh nắng mặt trời có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của tế bào da. Đây là phương pháp điều trị đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên việc tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể làm triệu chứng của bệnh trầm trọng thêm. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp trị liệu này người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và thực hiện một cách khoa học.

 Tắm nắng đúng cách giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến

Tắm nắng đúng cách giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến

Dưỡng ẩm cho da

Sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm giúp giảm khả năng nhạy cảm, khô ráp của da. Vì thế mà ngăn chặn được sự hình thành của các mảng bám, giảm hiện tượng bong tróc da.

>>>XEM THÊM: 10 yếu tố nguy cơ gây bệnh và bùng phát vảy nến

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả

Hiện nay, mục tiêu điều trị vảy nến nói riêng và các bệnh tự miễn nói chung là:

- Mục tiêu trước mắt: Giảm các triệu chứng bao gồm: Ngứa ngáy, các tổn thương da đỏ, bong tróc vảy, sưng đau khớp, mệt mỏi,…

- Mục tiêu lâu dài: Phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh vảy nến gây ra. Cùng với đó, tăng cường khả năng miễn dịch, làm giảm sự cố nhận diện nhầm mô, cơ quan của hệ miễn dịch, giúp đẩy lùi và phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến.

Tuy nhiên, những phương pháp kể trên chưa đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu này. Cụ thể, việc điều trị tây y chỉ làm giảm triệu chứng, chưa khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh là sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch, đặc biệt sử dụng lâu dài còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, nhiều người có xu hướng áp dụng các biện pháp từ thảo dược, tiêu biểu là “trong uống – ngoài bôi” để cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả. Phương pháp này sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang và kem bôi Explaq, 2 sản phẩm này có thành phần hoàn toàn thiên nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, đặc biệt là đáp ứng toàn diện các mục tiêu nêu trên.

 Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn, hiệu quả

Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến an toàn, hiệu quả

Kim Miễn Khang là sự kết hợp của rất nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên như:

Sói rừng: Vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, cây sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn rất hiệu quả. Do vậy, sói rừng đã tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh vảy nến, đó là sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch.

 Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn

Cao nhàu

Nhàu là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn, như vảy nến, viêm khớp dạng thấp,…

Cao bạch thược

Bạch thược có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu cho thấy, bạch thược còn có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả.

Cao hoàng bá

Hoàng bá có chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như vảy nến.

Cao thổ phục linh

Thổ phục linh có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, lợi thấp,... Nó thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là bệnh vảy nến.

Chiết xuất nhũ hương         

Chiết xuất nhũ hương có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Một nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường ĐH Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic có trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt.

 Nhũ hương có tác dụng tiêu độc

Nhũ hương có tác dụng tiêu độc

Với sự kết hợp độc đáo của các vị thảo dược quý kể trên, sản phẩm Kim Miễn Khang có tác dụng:

- Kéo dài chu kỳ sống của tế bào da.

- Tăng cường miễn dịch, chống viêm, giảm ngứa.

- Tái tạo da, mềm da, ngăn ngừa tổn thương da tái phát.

Bên cạnh đó, kem bôi Explaq chứa chitosan có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Đặc biệt khi kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,... chitosan đóng vai trò như chất dẫn dược chất đến đích, điều chỉnh sự phân bố của dược chất giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động của môi trường. Do đó, kem bôi thảo dược Explaq vừa có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, đặc biệt kéo dài chu kỳ sống của tế bào, nhờ đó mà tác động toàn diện lên bệnh vảy nến. Bệnh sau khi được kiểm soát triệu chứng sẽ ổn định, không tái phát.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vảy nến, giải đáp thắc mắc bệnh vảy nến có ngứa không? Muốn cải thiện được triệu chứng này, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa những tác nhân khiến bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả, bạn nhé!

Xem thêm kinh nghiệm của những người đã vượt qua vảy nến

Anh Trần Bảo Quốc (trú tại số 24 Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh – SĐT: 093.7957.315) làm nghề sửa xe, thường xuyên tiếp xúc với dầu nhớt. Hơn 2 năm nay, anh đau khổ vô cùng vì bị vảy nến da đầu. Dù đã đi khám nhiều nơi, uống và bôi nhiều loại thuốc từ tây y đến đông y nhưng tình trạng không thuyên giảm. Nhưng niềm vui đã đến khi chỉ sau 2 tháng dùng Kim Miễn Khang và Explaq, tình trạng vảy nến da đầu của anh đã cải thiện rất tích cực.

 Anh Quốc đã cải thiện vảy nến da đầu nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Anh Quốc đã cải thiện vảy nến da đầu nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq

Xem thêm chia sẻ của anh Quốc trong video sau:

Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế hiệu quả. Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác Việt trong video sau:

>> Mời quý độc giả xem thêm kinh nghiệm cải thiện vảy nến thành công TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Cách điều trị vảy nến, giảm ngứa như thế nào? Chuyên gia Vân Anh giải đáp dưới đây:

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến gây ngứa nên điều trị như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền giải đáp TẠI ĐÂY.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline (zalo/viber) 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thảo Vy



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.