Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 2 – 3% dân số thế giới. Nhiều người thắc mắc, bị vảy nến có tự khỏi không, nguyên nhân gây bệnh là gì và làm thế nào để điều trị tình trạng này hiệu quả, tránh tái phát? Hãy dành ra 5 phút để giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau.
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến (vẩy nến) là bệnh ngoài da mạn tính do tự miễn. Bệnh xuất hiện với các tổn thương trên da sưng tấy, đỏ rát, có vảy trắng và ngứa ngáy. Đây là triệu chứng bệnh vảy nến thể mảng – thể phổ biến nhất với khoảng 80% người mắc.
Dấu hiệu bệnh vảy nến thể mảng
- Vảy nến đảo ngược: Da xuất hiện tổn thương đỏ tươi, mịn tại nách, háng, da sau gối,… Tổn thương có thể nghiêm trọng hơn khi bị thấm mồ hôi hoặc cọ xát.
- Vảy nến thể giọt: Da thấy các chấm tổn thương nhỏ như giọt nước sưng đỏ, có vảy trắng ở tay, chân hoặc lưng. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường bị loại vảy nến này.
- Vảy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân đỏ rực và có lớp vảy trắng bao phủ. Đây là tình trạng nguy hiểm, người bệnh có thể sốt, ớn lạnh,… nên cần được can thiệp y tế sớm.
- Vảy nến thể mủ: Da đỏ kèm theo mụn đầu mủ trắng, thường ảnh hưởng đến bàn tay, gót chân hoặc toàn thân.
Ngoài ra, vảy nến còn ảnh hưởng đến móng, gây đổi màu, biến dạng móng; Ảnh hưởng đến khớp gây sưng, nóng đỏ, đau khớp.
Triệu chứng vảy nến khớp
>> Xem thêm: Cách điều trị vảy nến ở chân
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Đến nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa thực sự được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng, nó có liên quan đến hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn.
Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của bạch cầu. Điều này khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến những tế bào này không hoạt động bình thường mà trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi sau 28 – 30 ngày, sau đó rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết liên tục và được nâng lên bề mặt da, không thể rơi ra ngoài nên tích tụ trên bề mặt da dẫn đến các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt gây chảy máu.
Ngoài nguyên nhân bệnh vảy nến vừa kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến, bao gồm:
- Thời tiết lạnh, khô;
Thời tiết lạnh, khô làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến
- Hút thuốc lá;
- Uống nhiều rượu, bia;
- Stress kéo dài;
- Tổn thương da;
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim,…
>> Xem thêm: Bị vảy nến phải làm sao?
Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Hiện nay, chưa có loại thuốc điều trị hoặc phương pháp chữa vảy nến nào có thể chữa khỏi bệnh. Nhiều chuyên gia ví chu kỳ bùng phát vảy nến như đồ thị hình sin, tức là có khoảng thời gian phát triển, bùng phát mạnh rồi thuyên giảm. Trong trường hợp vảy nến đang thuyên giảm thì dù không điều trị, các triệu chứng vảy nến vẫn sẽ được cải thiện tốt.
Vảy nến thường bùng phát thành nhiều đợt trong suốt cuộc đời của người mắc. Người bị vảy nến không biết khi nào bệnh sẽ bùng phát nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, vảy nến sẽ tái phát khi họ gặp một biến cố trong cuộc sống như có người thân mất, stress kéo dài, mệt mỏi,…
Để được giải đáp rõ hơn thắc mắc, bệnh vảy nến có tự khỏi không, mời bạn xem video phân tích của chuyên gia Nguyễn Thành dưới đây:
Phác đồ điều trị vảy nến hiện nay
Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Khi vừa mới phát bệnh hay bệnh còn nhẹ mà điều trị cũng không thể chữa khỏi mà chỉ có thể can thiệp để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tái phát. Một số phương pháp điều trị vảy nến phổ biến hiện nay bao gồm:
Điều trị tại chỗ
Đây là phương pháp áp dụng cho người bị vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc, kem bôi được thoa trực tiếp lên da giúp bong sừng, bạt vảy, chống viêm. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, trong thời gian dài hoặc sai cách, thuốc có thể đem đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Gây teo da, loãng xương, ảnh hưởng đến gan, thận,…
Điều trị vảy nến tại chỗ bằng thuốc bôi
Điều trị toàn thân
Điều trị toàn thân là liệu pháp sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch,… áp dụng cho người bị vảy nến trung bình đến nặng hoặc có tổn thương lan rộng toàn thân. Thuốc giúp giảm triệu chứng nhanh chóng thông qua cơ chế chống viêm, ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, hãy thận trọng tác dụng phụ của thuốc bởi nó có thể tác động tiêu cực đến gan, thận,…
Quang hóa trị liệu
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo tia UV để chiếu vào các tổn thương da, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhưng nó cũng có thể gây bỏng da, nhạy cảm với ánh sáng hoặc ung thư da.
Thay đổi lối sống
Người bị vảy nến nên:
- Quản lý tốt tình trạng stress, căng thẳng.
- Không hút thuốc lá.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn uống thịt đỏ, sữa nguyên chất, uống rượu,… Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,…
- Hạn chế sử dụng rượu, bia.
- Bảo vệ da, tránh để cháy nắng, trầy xước da.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả
Vảy nến là một bệnh lý tự miễn, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của người mắc. Do vậy, việc kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến, phòng ngừa nguy cơ tái phát và hạn chế biến chứng nguy hiểm là vấn đề hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay vẫn chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh, chứ chưa tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch. Do đó chưa giải quyết được mục tiêu lâu dài, đó là giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng và phòng tránh bệnh tái phát. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tây còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Nhận thấy không ít tác dụng không mong muốn của những phương pháp điều trị trên, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế thành công bộ sản phẩm thảo dược trong uống - ngoài bôi có thành phần từ tự nhiên, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq. Đây là bộ đôi sản phẩm đang đón nhận được niềm tin của rất nhiều người dùng, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang có thành phần chính cây sói rừng. Đây là thảo dược có tác dụng chống viêm, chống tự miễn rất hiệu quả, đã được ông cha ta sử dụng lâu đời để chữa các chứng bệnh như: Hoạt huyết giảm đau, giải độc,… và đặc biệt là bệnh vảy nến. Đó là bởi vì cây sói rừng đã tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh (sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch).
Ngoài cây sói rừng, Kim Miễn Khang còn có sự kết hợp của các thảo dược quý khác như: Thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… mang lại tác dụng điều hòa miễn dịch, từ đó hỗ trợ điều trị, hạn chế tái phát và ngăn chặn các biến chứng của bệnh vảy nến một cách hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả
Kem bôi da dược liệu Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sói,... Sản phẩm giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy nến. Bạn nên sử dụng Explaq 2 lần/ngày sau khi làm sạch da bằng nước sạch và khăn mềm.
Kem bôi da dược liệu Explaq giúp cải thiện bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: Vảy nến có tự khỏi không. Đừng quên áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang, Explaq để ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng Đông y
Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.
Cùng lắng nghe thêm chia sẻ của bác trong video dưới đây:
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị vảy nến của bà Nguyễn Thị Kim Bình – SĐT 0243.855.1697 (Thanh Xuân, Hà Nội) TẠI ĐÂY.
Ý kiến của chuyên gia
Điều trị vảy nến như thế nào để ngăn ngừa tái phát? Chuyên gia Nguyễn Thị Hiền tư vấn trong video sau:
>> Xem thêm: Phác đồ điều trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến có tự khỏi không cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Hạnh Linh
Kim Miễn Khang với thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ, không tương tác với thuốc tây y, nên bạn hoàn toàn dùng chung được với thuốc tiểu đường bạn nhé. Giúp cân bằng, ổn định, điều hòa hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng cho da. Bạn nên dùng kiên trì 3-6 tháng và kết hợp chế độ dinh dưỡng , sinh hoạt phù hợp để ổn định bệnh và đạt hiệu quả điều trị cao nhất bạn nhé .Để được tư vấn miễn phí, đặt hàng chính hãng, bạn liên hệ tới số 18006107 nhé. Chúc bạn sức khỏe.
Trân trọng.