Cà rốt có công dụng gì giúp cải thiện vảy nến?

Hiện nay rất nhiều người mắt bệnh vảy nến, thăm khám và điều trị bệnh tuy nhiên bệnh không khỏi hoàn toàn và hay tái phát nhiều lần, bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng ngây mất thẩm mỹ, hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên nếu áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với giải pháp điều trị hợp lý sẽ giúp hỗ trợ chữa vảy nến, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. 

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh ngăn ngừa và chữa vảy nến, khi mắc bệnh vảy nến người bệnh nên sử dụng nguồn cung cấp protein cho cơ thể từ các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ba sa, nghêu sò,… ngũ cốc chưa qua chế biến (đậu xanh nguyên vỏ, gạo lức,…); ăn nhiều rau lá xanh, đặc biệt là cải xoăn.

- Chất chống oxy hóa: Có trong các loại trái cây như nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây đinh hương, cây quế. Các chất này cần thiết để ngăn cản sự hình thành leukotriene, đây là thủ phạm làm vảy nến nặng hơn.

- Beta carotene: có trong cà rốt, rau lá xanh, quả mơ, xoài, beta carotene giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể, điều này cần thiết cho một làn da khỏe mạnh,  để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. 

Thành phần trong cà rốt giúp bảo vệ cấu trúc da hỗ trợ chữa vảy nến

- Folate: có trong ngũ cốc, đậu lăng, lúa mì, đậu hà lan, cây bông cải xanh, cải bắp, giá và nước cam, folate giúp phân chia tế bào da cho một làn da khỏe mạnh. Kẽm: có trong sò và các thực phẩm có ngũ cốc. 

- Axit béo Omega-3 (còn gọi là eicosapentanoic acid hay EPA): có trong các loại cá như cá mòi, cá thu và cá hồi, hạt lanh, hạt hướng dương và hạt mè đen. Axit béo Omega-3 giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc bôi chứa steroid mà không làm tình trạng bệnh vảy nến xấu hơn, hơn nữa mè đen nó chứa dầu béo cần thiết không chỉ cho da mà còn tăng cường sức đề kháng.

- Không nên ăn nhiều thịt vì nó chứa nhiều arachidon - là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh vảy nến, cần cai rượu bia vì tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ nặng ở người có cơ địa vảy nến, nên giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế, đường từ mật ong và các chất tạo ngọt khác, tránh thức ăn có men và các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê, thuốc lá, không nên sử dụng mỡ động vật, hạn chế các loại thức ăn chiên xào, gia vị cay nóng như tiêu, ớt,…

Các nghiên cứu cho thấy rằng người bệnh vảy nến béo phì có nguy bị vảy nến nặng và tiến triển thành vảy nến khớp, cũng như xuất hiện các bệnh khác liên quan đến vảy nến như tim mạch, tiểu đường. Tóm lại, người bệnh vảy nến cần thực hiện một chế độ ăn hợp lý, kết hợp với tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng vừa phải nhằm giảm mức độ nặng của vảy nến và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan.

Sưu tầm



Bình luận

4
bài viết hữu ích

bài viết hữu ích

  • Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết
    Top 5 sự thật về bệnh vảy nến mà bạn cần biết

    Vảy nến là một bệnh có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc dày sừng có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào, nhưng phổ hơn là ở da đầu và các vùng da tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối,... Đây là một bệnh phổ biến, có đến hơn 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến. Nhưng hiện tại đa số người mắc vảy nến còn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh. Nếu bạn còn đang băn khoăn không hiểu tại sao chữa vảy nến mãi chả hết, cứ giảm rồi lại tái phát thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

  • Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!
    Biết 3 điều này về vảy nến, chẳng lo bệnh nặng hay tái phát!

    Chỉ người bị vảy nến mới hiểu được sự khó chịu mà những cơn ngứa ngáy mang lại; sự tự ti vì làn da bong vảy, lúc nào cũng phải che đậy để tránh ánh mắt xa lánh của mọi người. Càng mệt mỏi hơn khi bệnh vảy nến đeo bám mãi không buông, cứ tái đi tái lại dù đã thử nhiều cách.

  • Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
    Cách trị vảy nến tại nhà hiệu quả không phải ai cũng biết

    Vảy nến khiến bạn cảm thấy ngứa liên tục, càng gãi càng ngứa, nhiều khi chả tập trung làm được gì, ngủ cũng không ngon giấc. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn hệ miễn, bệnh thường dai dẳng và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm triệu chứng, dưỡng ẩm, làm mềm mịn, giảm tổn thương ngay tại nhà theo những cách sau!

  • Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng
    Lupus ban đỏ - Kiểm soát sớm bệnh lupus ban đỏ giúp ngăn ngừa biến chứng

    Lupus ban đỏ không được kiểm soát dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim, phổi, thần kinh trung ương, thậm chí nếu tiến triển nặng có thể gây tử vong. Thực hiện điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn chặn những biến chứng của lupus ban đỏ.